Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Châu Thành (Tây Ninh) trồng cây trôm cho thu nhập khá

Châu Thành (Tây Ninh) trồng cây trôm cho thu nhập khá
Publish date: Friday. August 7th, 2015

Những năm trước đây, cây lúa và cây mì được anh Minh lựa chọn để gieo trồng nhưng lợi nhuận mang lại không cao. Qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhận thấy trôm là loại cây dễ trồng, anh Minh nhanh chóng liên hệ với Hội Nông dân xã Biên Giới để tìm hiểu và xuống tận Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh để mua cây giống về trồng.

Đến tháng 8.2012, trên 7.000m2 đất, ông Minh trồng 600 cây trôm. Chỉ sau 2 năm chăm sóc, cây trôm cho thu hoạch và mang về hiệu quả khá cao.

Tháng 8.2014, lần đầu tiên mở miệng lấy mủ trôm, ông Minh chỉ chọn thu hoạch mũ 100 cây lớn, 500 cây còn lại tiếp tục được anh chăm sóc.

Mỗi cây trôm lấy được khoảng 100g mủ/ngày, với giá thành ổn định ở mức 100.000 đ/kg mủ tươi, 300.000 đ/kg mủ khô, chỉ sau 4 tháng thu hoạch, ông Minh thu về được khoảng 60 triệu đồng/100 cây.

Những tháng đầu năm 2015, ông Minh tiếp tục mở miệng khai thác mũ thêm 200 cây. Ông Minh cho biết, loại cây này rất giống cây cao su, nhưng giá thành mủ lại cao hơn, thu hoạch rất dễ dàng, cây con ít bị chết và chế độ chăm sóc cũng không quá tốn kém, hiệu quả kinh tế khá cao.

Cây trôm có thể thu hoạch được 10 tháng/năm, lấy mủ vào buổi chiều, khi đang lấy mủ nếu gặp trời mưa thì cũng ít ảnh hưởng đến chất lượng mủ.

Ông Trần Quốc Khánh- Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Biên Giới cho biết, cây trôm đang được Hội Nông dân xã khuyến khích trồng vì loại cây này phù hợp với thổ nhưỡng của vùng đất biên giới, đến nay toàn xã đã nhân rộng được 13 ha, dự tính sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.


Related news

Cấp Bách Cứu Ngành Cá Tra Cấp Bách Cứu Ngành Cá Tra

Thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam chiếm 97% thị trường thế giới nhưng 3 năm nay, giá xuất khẩu bình quân giảm, hàng loạt doanh nghiệp, người nuôi liên tục thua lỗ và phá sản.

Friday. October 11th, 2013
Nuôi Cá Tra Khó Chồng Thêm Khó Nuôi Cá Tra Khó Chồng Thêm Khó

Ngành cá tra từng có giai đoạn phát triển mạnh đến khó tin, mỗi hecta có thể đạt cả chục tỷ đồng và đem lại hàng tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Thế nhưng thời “dễ nuôi, dễ ăn” đã nhanh chóng đi qua sau hàng loạt “đợt bão”: giá cá sụt giảm sâu, giá thức ăn tăng, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng…

Friday. October 11th, 2013
Sử Dụng Chế Phẩm Độn Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Ở Xã Yên Hòa (Hưng Yên) Sử Dụng Chế Phẩm Độn Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Ở Xã Yên Hòa (Hưng Yên)

Trong khi các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đang tìm mọi cách để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải của vật nuôi thì người dân xã Yên Hòa (Yên Mỹ - Hưng Yên) đã và đang áp dụng thành công mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí và hạn chế dịch bệnh, mở ra hướng phát triển chăn nuôi bền vững.

Friday. October 11th, 2013
Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Trên Sông Sêrêpôk Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Trên Sông Sêrêpôk

Người dân huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã gây nuôi thành công cá lăng đuôi đỏ, một loại đặc sản của dòng sông Sêrêpôk, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.

Saturday. October 12th, 2013
Diệt Trừ Sùng Trắng Gây Hại Cây Trồng Diệt Trừ Sùng Trắng Gây Hại Cây Trồng

Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Lâm Đồng và Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai đã thử nghiệm thành công nhiều giải pháp diệt trừ tình trạng sùng trắng (ấu trùng của bọ hung) hoành hành phá hoại cây trồng, gây thiệt hại cho nhà vườn tại huyện Đạ Huoai trong nhiều năm qua.

Saturday. October 12th, 2013