Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng 2 Công Dưa Gang, Thu Nhập 20 Triệu Đồng

Trồng 2 Công Dưa Gang, Thu Nhập 20 Triệu Đồng
Ngày đăng: 15/04/2013

Thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn xã Lương Hòa (Giồng Trôm) thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả. Trong đó, hộ ông Nguyễn Văn Trung, sinh năm 1962, ở ấp Phong Điền, thí điểm thành công mô hình trồng dưa gang, đạt hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.

Gia đình ông Trung có 2,2 công đất sản xuất lúa, mỗi năm sản xuất 3 vụ nhưng không có hiệu quả kinh tế, năng suất không cao. Với suy nghĩ “có chí làm quan, có gan làm giàu”, ông Trung mạnh dạn cải tạo diện tích sản xuất lúa truyền thống lên bờ trồng dưa gang.

Ông trồng được hai vụ dưa gang từ khoảng cuối tháng 9 đến khoảng đầu tháng 3 âm lịch, có lợi nhuận khá. Ông Trung cho biết, đất ở đây làm lúa quanh năm, nhưng năng suất không cao, bán giá rẻ.

Làm lúa không khá, cần chuyển đổi cây trồng cải tạo đất sản xuất mới có hiệu quả. Lúc bắt đầu thực hiện mô hình trồng dưa gang, nhiều hộ dân trong vùng e ngại vì dưa gang đầu ra không nhiều, sức mua thấp.

Nhưng thực tế, sau 2 tháng rưỡi, thu hoạch vụ dưa đầu tiên, các thương lái tìm đến nhà để thu mua. Ông Trung thu về trên 20 triệu đồng từ 2,2 công dưa gang, hơn hẳn việc trồng lúa trước đó.

“Trái dưa gang có mùi thơm, tính hàn, tốt cho sức khỏe, thích hợp trồng trong mùa nắng, môi trường nước ngọt, lợ hay mặn đều có thể thích nghi. Dưa gang dễ chăm sóc, không tốn nhiều chi phí như lúa nhưng hiệu quả hơn nhiều” - ông Trung cho biết.

Với 2,2 công dưa gang, ông Trung đã thu hoạch gần 5 tấn dưa thịt (hiện còn chờ hái đợt cuối), trung bình 4.000 đồng/kg. Từ kết quả trồng dưa gang của hộ ông Trung, nhiều hộ dân ở Lương Hòa cũng bắt đầu chuyển đổi dần đất lúa nông nghiệp.

Bên cạnh việc trồng dưa gang mùa nắng, khi mưa xuống, ông Trung trồng các loại rau màu như bí đỏ lấy đọt, bí xanh... Từ ý chí và sự mạnh dạn thay đổi phương thức sản suất, gia đình ông Trung đã khấm khá, đời sống ổn định, chi tiêu thoải mái hơn. Ông có điều kiện tích góp mua bò phát triển thêm kinh tế gia đình.

Nói thêm về kỹ thuật chăm sóc dưa gang, ông chia sẻ: Thời gian sản xuất ngắn, thường là 2 tháng rưỡi từ ngày gieo cho đến ngày hái trái. Trồng dưa gang chỉ tốn công tưới, ngày hai lần, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, ít chi phí phân thuốc như các loại hoa màu khác, thường xuyên thăm và phun thuốc trừ sâu nếu có.

Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp bón phân vi sinh và phân chuồng trên diện tích đất sản xuất. Năng suất dưa rất cao, có trái 4kg trở lên mà không bỏ trái trên mỗi chèo (nhánh), trung bình một dây có thể cho 7 trái, độ dẻo vẫn được đảm bảo.

Việc luân phiên canh tác chuyển đổi cây giống đã góp phần cải tạo đất, mầm bệnh hạn chế lưu dẫn gây ảnh hưởng năng suất cây trồng cho mùa vụ sau.

Ông Trung là thành viên Tổ rau màu an toàn của xã. Qua đó, ông tích lũy nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ trong quá trình sản xuất phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng.

Đánh giá mô hình trồng dưa gang của ông, ông Trần Văn Thọ - Tổ trưởng Tổ rau màu cho biết: Mô hình dưa gang của chú Trung đạt hiệu quả kinh tế. Đặc biệt trong tình hình nắng nóng, nước mặn như hiện nay, dưa gang là cây giống thích hợp, có thể thích nghi với nước mặn.

Mô hình có thể nhân rộng để phát huy hiệu quả trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Tai Tượng Sinh Sản Trong Mương Vườn Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Tai Tượng Sinh Sản Trong Mương Vườn

Thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) là địa phương phát triển về nuôi thủy sản nước ngọt, với diện tích ương nuôi cá giống khoảng 350 ha, có nhiều đối tượng được bà con quan tâm nuôi như tai tượng, trê lai, diêu hồng, rô phi, cá sặc rằn, cá tra... Trong đó, cá tai tượng là một trong những đối tượng có nhiều lợi thế như: thịt ngon, dễ tiêu thụ, giá bán cao, nên cá tai tượng đang được bà con đầu tư nuôi từ khâu nuôi cá bố mẹ cho đẻ, đến ương cá giống, nuôi cá thịt.

22/11/2014
Sử Dụng Rong Bún Làm Thức Ăn Cho Cá Nâu Nuôi Trong Ao Đất Sử Dụng Rong Bún Làm Thức Ăn Cho Cá Nâu Nuôi Trong Ao Đất

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh và Trần Thị Thanh Hiền, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus). Kết quả nghiên cứu cho thấy rong bún có thể được sử dụng thay thế một phần thức ăn viên, góp phần cải thiện chất lượng nước, giảm chi phí thức ăn và nâng cao thu nhập cho người nuôi.

22/11/2014
Máy Kéo Câu Giảm Sức Lao Động Cho Ngư Dân Máy Kéo Câu Giảm Sức Lao Động Cho Ngư Dân

Với trăn trở giảm sức lao động cho bà con ngư dân, cải thiện lối câu truyền thống, ba bạn trẻ Lê Văn Hoàng (1986), Phan Thành Nhân (1986) và Nguyễn Văn Xuân (1984) đã sáng tạo ra “Máy kéo câu” (hay còn gọi là “Máy tời thu câu”) phục vụ ngư dân Đà Nẵng.

22/11/2014
Bắc Kạn Nuôi Cá Diêu Hồng Cho Hiệu Quả Cao Bắc Kạn Nuôi Cá Diêu Hồng Cho Hiệu Quả Cao

Cá diêu hồng còn gọi là rô phi đỏ, là loài khá dễ nuôi và cho năng suất cao khi được nuôi trong lồng bè. Mặc dù trong mùa đông, thời tiết lạnh tại miền Bắc có thể làm cá chậm tăng trưởng, nhưng với thời gian nuôi ngắn- khoảng 5 tháng, thì đây vẫn là hướng phát triển thủy sản tiềm năng.

22/11/2014
Làm Giàu Từ Nghề Ương, Vèo Cua Giống Làm Giàu Từ Nghề Ương, Vèo Cua Giống

Hơn 3 năm gắn bó với nghề ương, vèo cua giống, anh Đoàn Văn Tuyên đã tạo lập uy tín, khẳng định “thương hiệu” cho chính mình và Tổ hợp tác (THT) ương, vèo cua giống ấp Cái Trăng, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn.

22/11/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.