Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xoài Núi Trước Nguy Cơ Thất Mùa

Xoài Núi Trước Nguy Cơ Thất Mùa
Ngày đăng: 28/11/2014

Đầu tháng mười âm lịch, khu vực miền núi hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) vẫn còn xuất hiện những cơn mưa rải rác, tác động mạnh đến lịch thời vụ sản xuất; nhất là đối với nông dân có diện tích trồng xoài đang trong giai đoạn xử lý kích thích trổ bông, ra hoa và kết trái.

Ông Lê Văn Tâm (ấp Ba Xoài, xã An Cư) cho hay, gia đình canh tác khoảng 60 cây xoài (7 năm tuổi trở lên) tại khu vực bến Bà Chi, đã xịt thuốc kích thích 2 đợt, song đều trúng những đợt mưa đêm, thuốc bị rửa trôi phải xịt lại lần nữa mới chắc ăn. “Coi như thất bại rồi, xoài vừa xịt mà bị mưa đêm, thiệt uổng công còn mất thêm mấy triệu đồng tiền thuốc” – ông Tâm than vãn.

Thời tiết năm nay có phần khác thường hơn so với năm ngoái, khiến nhà vườn trồng xoài trở tay không kịp, khó canh thời điểm để xử lý cho trái sớm, vừa theo chu kỳ bán trong dịp Tết sắp tới. Mưa đêm xuất hiện rải rác, không ít nhà vườn phải “kẻ khóc, người cười” chỉ vì chênh lệch nhau một hoặc hai ngày xịt thuốc. Đó là chưa kể việc huy động nhân công xử lý thời vụ, tốn tiền đầu tư!

Xoài giống mới được xem là cây trồng thích hợp miền núi và phát triển mạnh ven các triền núi. Các khu vực Ô Tà Bang, Trà Sư, Ô Tứk Sa…(Tịnh Biên) và Ô Tà Sóc, Ô Vàng, Tà Pạ… (Tri Tôn) xuất hiện nhiều vườn xoài mới trồng vài năm tuổi khá quy mô, xen canh với vườn xoài bản địa lâu năm. Ông Nguyễn Văn Dũng (ấp Tà Miệt, xã Lương Phi) nói, sau nhiều năm kiểm nghiệm, thấy cây xoài tương đối thích nghi vùng đất núi, do ít cần lượng nước tưới nên nhiều người lập vườn trồng xoài.

Đối với địa bàn giáp ranh 5 xã của Tri Tôn và Tịnh Biên, phải kể đến khu vực bến Bà Chi – Ô Vàng. Theo cư dân sở tại và mối lái thu mua cho biết, hàng năm cây xoài nơi đây cho từ 1.000 – 2.000 tấn trái các loại. Mọi người xem đây là nguồn lợi lớn từ vườn đồi, vườn rừng và tạo thêm nhập cho người lao động làm thuê.

Vậy mà, ảnh hưởng mưa đêm, ai nấy đều chới với. Đến đầu tháng mười, nhiều khu vực vẫn chưa có xoài sớm để bán, hoạt động mùa xoài có vẻ vắng lặng, người mua bán kém phần nhộn nhịp. Theo nhiều chủ vườn trồng xoài, miếng vườn có khoảng 50 cây thì cần phải chi ra 4,5 triệu – 5 triệu đồng tiền mua thuốc xử lý.

Đây mới chỉ là giai đoạn I, kích thích ra hoa, kết trái, tượng trái cỡ đầu đũa ăn. Sau đó, còn phải xịt dài dài để dưỡng, phòng tránh thiên địch gây hại cho đến khi thu hoạch, tốn tiền thêm cũng cỡ chừng đó. Ông Nguyễn Văn Sơn (ấp Núi Két, xã Thới Sơn) canh tác 20 công vườn xoài trên vồ Đá Bạc (núi Dài lớn) tính toán: “Tổng cộng chi phí một mùa đâu dưới mười triệu đồng, nếu thuận buồm xuôi gió có thể lấy lại vốn, lời chút ít. Mà, hễ bị mưa đêm một đợt thì thiệt hại năm triệu đồng tiền thuốc như chơi”.

Xử lý xoài ra hoa, kết trái sớm và xoay trở thời vụ trở thành phong trào. Các chủ vườn thu được lợi nhuận lớn nên họ đua nhau làm theo, mà quên đi yếu tố dinh dưỡng cho cây phát triển mới đảm bảo kết trái tốt, như các nhà chuyên môn đã khuyến cáo. Chuyện xảy ra ở không ít miếng vườn, là càng xử lý lại càng thất bại, nhất là khi gặp thời tiết thất thường và bị mưa đêm.

Trong khi đó, giống xoài bưởi do ngành Kiểm lâm An Giang cung cấp, chăm sóc đơn giản vẫn cho thu hoạch tốt, khả năng thích nghi hơn hẳn và chống chọi sâu bệnh nổi trội. “Hơn mười công đất trồng xoài bưởi của tui hổng có xịt gì hết, mà năm nào trái cũng đậu nhiều, bán được giá hơn một số loại xoài giống mới ở đây” – ông Nguyễn Văn Hùng (chủ vườn đồi ở Ô Tà Sóc, núi Dài lớn) khoe.

Box: “Sâu hại đối với cây ăn trái ở Bảy Núi đang là vấn nạn, nhất là ruồi vàng đục trái. Năm nay, lại phát sinh hiện tượng xoài chết ở độ 3 tuổi và 4 tuổi. Việc thời tiết tác động, năng suất cây xoài bị sụt giảm, cần quan tâm hơn giải pháp kỹ thuật canh tác để đảm bảo hiệu quả đầu tư” – ông Dương Ánh Đông, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật Tịnh Biên, nói.

Nguồn bài viết: http://www.baoangiang.com.vn/An-Giang-24-Gio/Thoi-su/Xoai-nui-truoc-nguy-co-that-mua.html


Có thể bạn quan tâm

Chuyển từ trồng lúa sang nuôi cá chép giòn, thu 3 tỷ đồng/năm Chuyển từ trồng lúa sang nuôi cá chép giòn, thu 3 tỷ đồng/năm

Mô hình nuôi cá chép giòn đặc sản phục vụ thực khách đã giúp ông Lê Văn Dũng ở ấp Phú Thạnh A, xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thu về hơn 3 tỷ đồng

16/02/2019
Mát tay trồng đào trên 'đất thép', lãi hơn 1 tỷ đồng/năm Mát tay trồng đào trên 'đất thép', lãi hơn 1 tỷ đồng/năm

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trồng đào, gia đình bà Đỗ Thị Tuất thu lãi trên 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ bán và cho thuê gốc đào cổ thụ.

19/02/2019
Khởi nghiệp từ nuôi cá trong ao nổi, lãi 1 tỷ đồng mỗi năm Khởi nghiệp từ nuôi cá trong ao nổi, lãi 1 tỷ đồng mỗi năm

Khá nhiều hộ nông dân đạt được lợi nhuận tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi trồng thủy sản. Gia đình anh Nguyễn Hữu Doan ở xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ là một trong những số đó

08/03/2019
Kinh nghiệm của người nuôi chim bồ câu Pháp lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm Kinh nghiệm của người nuôi chim bồ câu Pháp lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm

Cứ nuôi 100 đôi bồ câu Pháp, trừ chi phí sẽ lãi ròng 24-30 triệu đồng/năm. Tính ra, với 1,3 nghìn đôi bồ câu Pháp, mỗi năm vợ chồng Thủy lãi ròng trên 300 triệu

11/03/2019
Thành tỷ phú từ con giống nhuyễn thể hai mảnh vỏ Thành tỷ phú từ con giống nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Đó là anh Trần Văn Vỵ (TP Vũng Tàu). Ngoài con giống hàu sữa (hàu Thái Bình Dương), anh còn nghiên cứu sản xuất thành công giống nghêu hai vòi (sò mía).

01/04/2019