Chất cấm trong chăn nuôi tràn lan vì chế tài chưa nghiêm

Theo quy định hiện hành, nếu có một con heo bị phát hiện nuôi bằng chất cấm, người chăn nuôi sẽ bị phạt 15 triệu đồng và nếu bị phát hiện 1.000 con heo nuôi bằng chất cấm, thì mức phạt đối với một trang trại cũng không thay đổi, chỉ là 15 triệu đồng.
Bất cập của quy định về xử lý sai phạm trong ngành chăn nuôi được ông Phan Minh Báu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đồng Nai, nêu ra với báo giới vào ngày 22-10 xung quanh vấn đề chất cấm trong chăn nuôi.
Hiện ba chất tạo nạc có bán trên thị trường là sabutamol, ractopamine, clenbuterol, trong đó sabutamol là chất được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.
Ông Báu cho biết, theo quy định hiện nay, mức phạt hành chính đối với những hộ dân nuôi heo bằng chất cấm chưa có tính răn đe nên mới có chuyện người chăn nuôi sử dụng chất cấm, chất tạo nạc trong chăn nuôi và Đồng Nai là một trong những điểm nóng về vấn đề này.
Điều bất cập khác, theo Sở NN&PTNT Đồng Nai, là trước đây Bộ NN&PTNT xem chất tạo nạc mà người chăn nuôi dùng là chất cấm, nhưng chính cách xử lý hiện nay, ở một góc độ nào đó, lại chỉ xem chất tạo nạc như một chất được sử dụng có điều kiện.
Lý giải điều này, ông Báu cho biết, theo quy định hiện hành, khi phát hiện heo có chất cấm mà cụ thể là chất tạo nạc, người chăn nuôi phải nuôi tiếp 1-2 tuần để chất cấm đào thải hết rồi mới được bán ra thị trường.
Điều đó giống như xem chất tạo nạc là một chất có sử dụng có điều kiện, nên mỗi khi có đoàn kiểm tra là có thể phát hiện có chất tạo nạc trong heo.
Tuy nhiên, theo ông Báu, trước đây số mẫu phát hiện có chất cấm tại các hộ dân, trang trại chăn nuôi là từ 15-20% nhưng nay do sự kiểm tra của sở nông nghiệp nên tỷ lệ vi phạm đã giảm xuống chỉ còn khoảng 3-4% số mẫu kiểm tra.
Tháng trước, đoàn thanh tra của Bộ NN&PTNT đã có những đợt thanh kiểm tra để lấy mẫu kiểm tra và phát hiện heo nuôi của một số công ty lớn đóng trên địa bàn Đồng Nai có nuôi bằng chất tạo nạc.
Ngay sau khi có thông tin này, giá heo hơi trên thị trường có những biến động nhất định, và hiện dao động quanh mức 42.000 - 45.000 đồng/kg tại Đồng Nai.
Related news

Hằng năm, ngành nông nghiệp nước ta bỏ ra một lượng ngoại tệ không nhỏ chỉ riêng cho việc nhập khẩu giống khoai tây. Có một dự án đang được triển khai không những có thể giúp giảm thiểu chi phí này mà còn hứa hẹn thúc đẩy ngành sản xuất khoai tây theo hướng hàng hóa.

Hơn tháng qua, nông dân ở các xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên), Hòa An (Phú Hòa, Phú Yên) phải nhiều đêm thức trắng để ra đồng diệt chuột. Nhờ vậy, tình trạng chuột cắn phá lúa đã phần nào được ngăn chặn.

Tại các chợ rau quả đầu mối như An Dương, Tam Bạc, chợ Cầu Rào... mặt hàng rau xanh khá dồi dào, phong phú. Chị Nguyễn Thị Hảo, ở đường Hào Khê cho biết, mọi năm, cứ ra Giêng là giá rau xanh tăng mạnh. Ngoài ra, với tâm lý tích trữ rau trong những ngày Tết, gia đình nào cũng mua nhiều hơn so với những ngày bình thường.

Mặc dù lượng xoài tại các nhà vườn hiện không nhiều nhưng vẫn liên tục sụt giảm. Cụ thể, giá xoài ba mùa hàng đẹp dao động ở mức 8 - 10 ngàn đồng/kg, giảm 3 ngàn đồng/kg so với thời điểm trước Tết Nguyên đán. Xoài cát Hòa Lộc và Đài Loan, hàng đẹp ở mức giá trên 20 ngàn đồng/kg, giảm từ 8 - 10 ngàn đồng/kg.

Yếu tố tác động môi trường như nguồn nước, các tạp chất tồn tại trong ao cao sinh ra nhiều mùn bã hữu cơ, vi sinh vật có hại phát sinh và phát triển gây bệnh cho cá, một trong số bệnh đáng quan tâm đó là bệnh ký sinh trùng đường máu trên mô hình nuôi cá.