Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Theo Mô Hình VietGAP

Chăn Nuôi Theo Mô Hình VietGAP
Ngày đăng: 13/11/2013

Những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi của xã Thanh Tân (Kiến Xương - Thái Bình), giàu lên từ vùng chuyển đổi. Trong số đó có gia đình anh Bùi Mạnh Hùng (thôn Tử Tế) mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng tiền lãi nhờ áp dụng chăn nuôi theo mô hình VietGAP.

Năm 1997, anh Bùi Mạnh Hùng đã tiên phong chuyển đổi đất ruộng cơ bản lấy 3.600 m2 đất ruộng trũng để phát triển chăn nuôi. Sau 3 năm đào ao, đắp đất vượt thổ, mảnh đất đã định hình góc cạnh, anh chị bỏ vốn mua mấy con lợn và vịt về nuôi. Vốn nhỏ, lãi ít nhưng sau nhiều năm cứ thế sinh sôi mà lớn dần. Anh chị lại quai bờ lấn ao để mở rộng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, ngan, vịt từ mảnh đất chiêm trũng không ai ngó ngàng giờ đã hình thành khu chuồng trại chăn nuôi hơn 1.000 m2 và gần 2.000 m2 ao chuyên nuôi cá giống. Chị Nguyễn Thị Hà, vợ anh Hùng cho biết: “Hiện nay gia đình đang nuôi 140 con lợn, trong đó có 8 con lợn nái sinh sản, còn lại là lợn thịt và lợn giống. Mỗi tháng xuất ra thị trường 1,5 tấn lợn thịt. Ngoài ra còn có hơn 1.000 con gà lai chọi. Tất cả đều nuôi gối vụ nên lúc nào cũng có nguồn hàng xuất ra thị trường.

Đầu năm 2013, anh cùng các hộ chăn nuôi trong xã Thanh Tân tham gia dự án cạnh tranh chăn nuôi và an toàn thực phẩm theo mô hình VietGAP. Anh Hùng được bầu làm nhóm trưởng. Tham gia dự án, anh được tham dự các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi theo công nghệ sạch, học hỏi các kinh nghiệm của những chủ trang trại có hiệu quả trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Hàng tháng, nhóm chăn nuôi họp một lần để rút kinh nghiệm và trao đổi kỹ thuật. Nhờ thế mà gia đình anh và các hộ chăn nuôi trong thôn Tử Tế đã chuyển đổi từ chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng bền vững.

Gần 2.000 m2 ao chuyên kinh doanh cá giống, mỗi năm thu hoạch 3 vụ, thu lãi 10 triệu đồng/vụ. Bên cạnh việc mở rộng quy mô thì việc bảo đảm môi trường chăn nuôi cũng được anh chị chú ý. Hệ thống chất thải được xử lý qua hầm biogas vừa sạch sẽ, tránh mùi hôi thối lại có nguồn khí sinh học làm nhiên liệu phục vụ sinh hoạt cũng như chăn nuôi.

Từ mô hình chăn nuôi theo hướng VietGAP đã giúp nhiều hộ chăn nuôi ở xã Thanh Tân vươn lên thoát nghèo, làm giàu tạo hướng đi mới trong việc xây dựng vùng chăn nuôi bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Cựu Chiến Binh Huyện Điện Biên Làm Kinh Tế Giỏi Cựu Chiến Binh Huyện Điện Biên Làm Kinh Tế Giỏi

Phát huy phẩm chất “bộ đội cụ Hồ”, dù tuổi đã cao song rất nhiều cựu chiến binh ở huyện Điện Biên vẫn tích cực tham gia công tác xã hội, lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Nhiều cựu chiến binh (CCB) đã trở thành những điển hình kinh tế giỏi, đóng góp nhiều trong phong trào xóa đói giảm nghèo của địa phương.

28/06/2013
Thầy Giáo Trẻ Với Trang Trại Tiền Tỷ Trên Mảnh Đất Khó Thầy Giáo Trẻ Với Trang Trại Tiền Tỷ Trên Mảnh Đất Khó

Nằm trên dãy núi Nưa của xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, trang trại của thầy giáo Ngợi bao gồm hơn 200 con trâu, bò, hàng trăm con dê, lợn, gà. Trải qua gần 6 năm phấn đấu, nỗ lực, giờ đây ước tính trang trại trên 30 ha đất núi của thầy với tổng giá trị trên 5 tỷ đồng.

28/03/2013
Hướng Mới Của Ngành Bò Sữa Hướng Mới Của Ngành Bò Sữa

Giúp nông dân nuôi bò sữa có nguồn thu nhập ổn định, người tiêu dùng có được sản phẩm chất lượng là mục tiêu của Công ty FrieslandCampina Việt Nam trong hơn 17 năm qua

29/06/2013
Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Giống Thủy Sản Ở Nam Định Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Giống Thủy Sản Ở Nam Định

Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có 52 trại sản xuất giống thuỷ sản, mỗi năm sản xuất trên 8 tỷ con giống các loại, dẫn đầu các tỉnh miền Bắc và bắc miền Trung. Chất lượng giống thuỷ sản sản xuất trong tỉnh được đánh giá cao không chỉ đáp ứng nhu cầu nuôi trong tỉnh mà còn cung cấp lượng giống khá lớn cho các tỉnh miền Bắc và bắc miền Trung.

28/03/2013
Hiệu Quả Từ Trồng Ngô Mật Độ Cao Hiệu Quả Từ Trồng Ngô Mật Độ Cao

Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ phối hợp với Trạm Khuyến nông Thanh Thủy và Công ty TNHH Dekalb Việt Nam thực hiện mô hình trồng ngô mật độ cao trên diện tích 3 ha. Mô hình trồng thử nghiệm giống ngô DK8868, với khoảng cách hàng cách hàng 60-65 (cm), cây cách cây 20-25 (cm) kết hợp bón phân NPK khép kín, mật độ 6,5-7 vạn cây/ha.

29/06/2013