Chăn nuôi thành công nhờ khóa tập huấn của Hội
Mô hình nuôi gà ri lai của gia đình chị Đinh Thị Thắng (Yên Bái).
Trước kia gia đình chị Thắng vào diện nghèo khó.
Bên cạnh việc nương rẫy, đồng áng, chị Thắng còn chạy chợ nhưng thu nhập vẫn bấp bênh.
Năm 2010, sau khi được tham gia khóa tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia cầm do Hội ND xã tổ chức, chị Thắng mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi 100 con gà ri lai.
Ban đầu chị nuôi quy mô nhỏ để vừa có thu nhập vừa tích lũy, đúc rút kinh nghiệm, học hỏi thêm kiến thức mới.
Dần dà, khi kỹ năng chăn nuôi đã vững vàng hơn, chị tăng dần số lượng đàn gà nuôi sau mỗi lứa.
“Quan trọng là khâu vệ sinh, khử trùng chuồng trại và thú y.
Chuồng gà phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, kín, ấm vào mùa đông.
Gà nuôi phải tuân thủ tiêm phòng vaccine cũng như phòng, chống một số bệnh thường gặp trên gia cầm”-chị Thắng thổ lộ.
Từ chỗ chỉ nuôi 100 con/lứa, chị Thắng tăng dần lên 700-800 con/lứa, có thời điểm chị nuôi hơn 1.000 con/lứa.
Hai năm trở lại đây, bình quân mỗi năm chị nuôi 3 lứa gà ri lai/năm với tổng cộng hơn 3 tấn gà thịt thương phẩm, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 100 triệu đồng.
Không chỉ thoát được nghèo, từ nuôi gà ri lai, chị Thắng còn xây được căn nhà khang trang, mua sắm vật dụng trong gia đình, cho con cái ăn học đến nơi đến chốn.
Chị Thắng chia sẻ: “Sở dĩ tôi chọn gà ri lai bởi giống này có thị trường tiêu thụ khá thuận lợi.
Giống gà ri lai chất lượng thịt thơm, ngon nên dễ được thị trường chấp nhận…”.
Từ thành công của gia đình, chị Thắng đã cùng Hội ND cơ sở tuyên truyền, giúp đỡ, hỗ trợ nhiều hộ khác trong vùng phát triển mô hình nuôi gà ri lai.
Bản thân chị Thắng đã truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi và giúp đỡ con giống cho nhiều hộ khác.
Chị Nguyễn Thị Huệ, thôn Sơn Trung cho biết: “Nhờ chị Thắng bày cho cách thức mà gia đình tôi đã gây dựng được mô hình nuôi gà ri lai với quy mô 200-300 con/lứa.
Tuy chưa có của ăn của để nhưng mức sống của gia đình tôi đã khấm khá hơn hẳn lúc trước…”.
Có thể bạn quan tâm
Việc siêu thị từ chối hàng nông sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như sản phẩm khu vực này khó cạnh tranh trên thị trường đang làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng nên “phá bỏ để làm mới” lĩnh vực sản xuất nông sản thì mới hy vọng tình hình chuyển biến tốt hơn.
Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Nhiều chuyên gia cho rằng trong vòng 20 năm nữa, Việt Nam vẫn phải đứng trên “đôi chân nông nghiệp”. Điều này báo chí đã phân tích nhiều, có lẽ không cần bàn cãi. Bài viết này ghi nhận ý kiến của các chuyên gia liên quan đến câu chuyện thay đổi tư duy làm nông nghiệp của Việt Nam. Đáng chú ý, bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Israel tại Việt Nam, khẳng định: nông nghiệp chính là tương lai.
Để giải cứu cá tra, cần nhân rộng mô hình liên kết hiệu quả 4 bên: Nông dân, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp cung ứng thức ăn và hệ thống ngân hàng.
Trước cơn lốc nhập khẩu bò ngoại, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân vừa có chuyến đi khảo sát thực tế bên Úc và chia sẻ ngay với NNVN.