Kỹ Thuật Thu Hoạch Dông Con
Sau những chuyến đi chơi ở Bắc Bình và nhận thấy địa phương này có nhiều hộ nuôi dông sinh sản, tuy nhiên khâu thu hoạch dông con gặp phải những khó khăn, hiệu quả kinh tế mang lại không cao, anh Ngô Viết Năng đã về bàn bạc cùng các anh Tôn Văn Bảo, Trần Văn Nhân thuộc khu phố 2, phường Lạc Đạo, TP. Phan Thiết tìm ra một giải pháp thu hoạch mới.
Và giải pháp này đã “ẵm” luôn giải ba cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần V (2012 - 2013) vì tính sáng tạo và ứng dụng mà nó mang lại.
Anh Ngô Viết Năng cho biết: “Một giải pháp có sự kết hợp của 3 người cùng tâm huyết nên ngay từ khi lên ý tưởng đến quá trình thực hiện khá thuận lợi. Ngoài việc khảo sát thực tế nhiều lần, chúng tôi phải vẽ lại trên giấy để khi đưa ra ứng dụng thực tiễn đảm bảo tính chính xác cao nhất”.
Theo cách thu hoạch truyền thống của các hộ nuôi tại địa phương chủ yếu thực hiện bằng việc tìm bắt dông con trong các hang hoặc chờ khi dông lên khỏi mặt đất. Việc làm trên tốn nhiều thời gian, công sức và hiệu quả không cao, bởi dông con lên khỏi mặt đất vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, nên người nuôi không thể chủ động để thu hoạch hết.
Vì vậy chúng tôi đã tìm ra cách sử dụng xô nhựa bố trí ở 4 góc tường của chuồng nuôi để khắc phục những nhược điểm trên.
Với đặc tính xô nhựa trơn, không có độ bám nên khi dông con rơi vào không thể leo ra ngoài. Bà con có thể sử dụng xô có đường kính 30cm, cao 50cm.
Dùng cuốc, xẻng đào đất có độ sâu 49cm, sau đó bỏ các xô nhựa xuống và lấp đất xung quanh xô. Lưu ý chừa lại 1cm chiều cao của xô so với mặt đất để tránh nước mưa tràn vào khi mưa lớn, phía trên miệng xô được che bằng các loại bạt hoặc lá cây khô để che mưa, nắng cho dông con. Bố trí chiều cao của dụng cụ che chắn so với miệng xô cách nhau 1cm để tránh dông bố mẹ lọt vào.
Dông con sau khi ra khỏi hang, theo quán tính chúng chỉ chạy tới 4 góc của chuồng nuôi, khi chạy tới các góc tường thì bị rơi xuống các xô, nên chỉ cần định một thời gian để bắt.
Giải pháp trên rất dễ thực hiện, ít tốn kém công sức thu hoạch và tránh thất thoát dông con. Hiện một số hộ nuôi ở Hòa Thắng đã sử dụng dụng cụ này áp dụng trong quá trình nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Mới 43 tuổi nhưng nông dân Nhị Văn Xum ở xã Trừ Văn Thố (huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) đã nổi lên là “đại gia chân đất” với cơ ngơi hàng trăm tỷ đồng
Cá bông lau là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Áp dụng có hiệu quả mô hình nuôi cá bông lau thương phẩm
Các chuỗi sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm rau an toàn có sự tham gia giám sát của cộng đồng tự quản (PGS) ngày càng cho thấy sự hiệu quả
Năm nay, cây cho thu hoạch khoảng 14 tấn trái, với giá bán dao động từ 35.000 - 40.000đ/kg như hiện nay thì thu nhập của ông khoảng 500 triệu đồng.
Phong trào đã phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên, nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao