Chăn Nuôi Heo Theo Hướng Bền Vững, Đảm Bảo Môi Trường
Đệm lót sinh thái - đáp án về môi trường trong chăn nuôi của Bến Tre?
Không ai ngờ rằng đằng sau ngôi nhà kho của anh Út Tấn, xã Định Thủy (Mỏ Cày Nam - Bến Tre) là một trang trại chăn nuôi heo nếu chưa được biết trước đó. Bởi vì đứng ngay trang trại với khoảng 500 con heo thịt, chúng tôi vẫn không cảm nhận mùi hôi từ chất thải của heo.
Phân và nước tiểu heo được xử lý ngay tại chuồng bằng đệm lót sinh thái mà không cần qua hệ thống hầm biogas, ao lắng lọc và thải ra môi trường bên ngoài.
Anh Út Tấn tâm đắc về những ưu điểm của mô hình xử lý chất thải theo phương pháp mới. Tận dụng hệ thống chuồng trại đã được xây dựng khá căn bản từ trước, anh Út Tấn cải tạo nền chuồng đôi chút và phủ lớp đệm lót dày khoảng 30-40cm. Thay vì nuôi heo trên chuồng sàn hoặc chuồng xi-măng kết hợp với hầm biogas đã được đánh giá là phương pháp tối ưu, thì anh Út Tấn chỉ cần nuôi heo trên đệm lót. Với chuồng có diện tích 37m2, anh thả nuôi từ 30 đến 33 con heo.
Thành phần của đệm lót gồm mụn dừa, trấu (sẵn có tại địa phương) và dung dịch được pha chế từ chế phẩm sinh học có tên Balaza N01. Đệm lót được tạo bằng nhiều lớp và khi dùng tay bóp có cảm giác mát tay, độ ẩm vừa đủ, không rỉ nước. Nhiệt độ bên trên đệm lót giữ ổn định từ 30 đến 330C. Đệm lót có chứa một quần thể vi sinh vật có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ nên có thể phân giải tốt phân và nước tiểu heo. Việc phân giải sẽ diễn ra tốt hơn khi đệm lót được heo đào bới, trộn đều thường xuyên.
Thêm một điều lạ nữa là đàn heo từ giai đoạn cai sữa đến xuất bán không cần tốn công tắm rửa. Một câu hỏi đặt ra là chất thải bám trên thân thể heo lâu ngày sẽ như thế nào? Đàn heo khoảng 2 tháng tuổi vẫn chưa qua tắm dội lần nào. Những con heo trong chuồng tự do di chuyển, bơi xới đệm, nằm lăn hoặc đùa giỡn cùng nhau thoải mái. Trong quá trình vận động tự nhiên, các chất bám tạm thời trên thân heo sẽ nhanh chóng tróc ra, nên heo sẽ không dơ bẩn hoặc có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nếu thời tiết nắng nóng, anh Út Tấn cho hệ thống phun sương tự động để làm mát đàn heo.
Cũng chính vì không tắm rửa nên heo tiêu hao năng lượng ít, ăn ít hơn và tỷ lệ nạc cao hơn so với nuôi theo cách truyền thống. Anh Út Tấn phấn khởi: Nói thiệt, mấy lứa vừa rồi, thương lái thấy heo của tôi là “mê” liền. Nhờ vậy, giá heo hơi của tôi luôn được thương lái mua với giá cao hơn thị trường từ 200 ngàn đến 250 ngàn đồng/tạ chứ không còn bị o ép như trước. Như hôm Tết vừa qua, giá heo hơi thị trường là 3,8 triệu đồng/tạ mà heo của tôi bán được 4 triệu đồng/tạ. Hiện nay, heo thịt đang có giá 3,6 triệu đồng/tạ thì heo của tôi bán được với giá khoảng 3,85 triệu đồng/tạ…
Anh Cao Minh Khải - chủ một trang trại chăn nuôi heo ở xã Tân Hội (Mỏ Cày Nam) là một trong những người đầu tiên của Bến Tre mạnh dạn áp dụng phương pháp chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái. Anh Khải bộc bạch: Mật độ chăn nuôi càng dày đặc nên không thể chăn nuôi theo cách cũ vì như thế sẽ không bảo đảm môi trường, khu vực xung quanh cũng bị “nặng mùi” khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Anh Khải khẳng định: Nuôi heo trên đệm lót vừa giảm công, giảm nước, giảm chi phí thức ăn mà heo thành phẩm lại có giá cao. Để heo siêng năng đào bới, trộn đều đệm lót, tôi rải thêm một số nghêu, sò trên đệm.
Theo các chủ trang trại trên, đệm lót có thể sử dụng trong vài năm. Người chăn nuôi chỉ cần bổ sung thêm 1 lớp đệm lót và dung dịch men. Các vi sinh vật có lợi trong đệm lót giúp hạn chế một số bệnh liên quan đến hô hấp, tụ huyết trùng, phó thương hàn ở heo và thúc đẩy nhanh sự tiêu hóa. Đặc biệt là bệnh ho ở heo giảm đến 90%. Tuy nhiên, các chủ trang trại vẫn tuân thủ quy định tiêm phòng bắt buộc đối với các bệnh nguy hiểm như dịch tả, lở mồm long móng, tai xanh nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn heo.
Với ưu điểm của mô hình mới hiện nay, tại Bến Tre đã có nhiều trang trại chăn nuôi heo thử nghiệm thành công bước đầu khiến người chăn nuôi rất hài lòng. Nổi bật, tại xã Định Thủy có 4 hộ áp dụng mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh thái. Ông Phạm Văn Ngời - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, xã đang có kế hoạch nhân rộng mô hình cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn, nhằm giúp xã thực hiện thành công tiêu chí về môi trường trong chăn nuôi, hướng đến xây dựng thành công xã nông thôn mới vào năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với huyện Tuy An tiến hành tiêu hủy vùng sắn đã bị rệp sáp bột hồng gây hại nặng nhằm cắt đứt nguồn lây lan sang diện rộng. Lần đầu tiên rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại, người trồng sắn thiệt hại kinh tế hàng trăm triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, mô hình thâm canh ca cao trong vườn điều đang triển khai hàng trăm hécta ở Đông Nam bộ đã cho hiệu quả rất cao. Mô hình này cho năng suất cao trên cả cây ca cao và cây điều mang lại thu nhập cao cho người sản xuất.
Là địa phương có truyền thống về trồng cây vụ đông, những năm gần đây, nông dân xã Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) đã trồng thử nghiệm khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu không những cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao mà còn khắc phục được tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường, đồng thời góp phần cải tạo đất và mở ra phương thức gieo trồng mới đối với cây khoai tây vụ đông.
Vụ thu hoạch mía ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ mới bắt đầu nhưng nông dân rất lo lắng vì giá quá thấp. Chưa khi nào nghề trồng mía lại long đong vì thua lỗ, nợ nần như mấy năm gần đây.
Hợp tác xã được thành lập trên cơ sở Câu lạc bộ ca cao Hưng Lộc với sự tham gia của 9 thành viên ban đầu, có vốn điều lệ 500 triệu đồng và hoạt động theo 6 nhóm ngành nghề: ươm và mua bán cây ca cao giống; sơ chế các loại trái cây sau thu hoạch; thu mua, buôn bán nông sản, sản xuất phân hữu cơ….