Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rươi Đông Triều

Rươi Đông Triều
Ngày đăng: 10/11/2015

Nếu như trước đây, rươi chỉ dùng để chế biến những món ăn trong gia đình, thì khoảng 5 năm trở lại đây, thương hiệu rươi Đông Triều ngày càng được nhiều người biết đến và trở thành món ăn đặc sản của vùng đất này...

Thu hoạch rươi tại khu vực khoanh vùng khai thác rươi của gia đình bà Nguyễn Thị Chúc và ông Nguyễn Thành Dị tại Xuân Cầm (phường Xuân Sơn, TX Đông Triều).

Nhận thấy con rươi có giá trị kinh tế cao, lại vừa tận dụng được diện tích trồng lúa kém hiệu quả, những năm qua, phường Xuân Sơn đã tích cực vận động các hộ dân chuyển đổi vùng đất bãi trũng cấy lúa kém hiệu quả sang khai thác rươi và cáy.

Đến nay, trên địa bàn phường có 27 hộ tham gia khai thác rươi trên diện tích ao hồ là hơn 40ha.

Xuân Sơn cũng là địa phương có diện tích khai thác rươi nhiều nhất TX Đông Triều.

Hai sản phẩm này được phường chọn đăng ký thực hiện chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của địa phương.

Ông Nguyễn Công Miên, Phó Chủ tịch UBND phường cho biết:

Sau khi đăng ký thực hiện chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”, phường đã tích cực tuyên truyền cho những hộ nuôi rươi hiểu lợi ích của chương trình; vận động các hộ dân đăng ký tham gia; duy trì và mở rộng diện tích khoanh vùng khai thác rươi; phát triển sản xuất đảm bảo an toàn, vệ sinh sạch sẽ.

Cái khó hiện nay là địa phương vẫn chưa đăng ký được nhãn hiệu và bao bì cho sản phẩm này do không có kinh phí và không có đơn vị sản xuất tập trung.

Chúng tôi đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Chúc và ông Nguyễn Thành Dị tại khu Xuân Cầm (phường Xuân Sơn), một trong những hộ có mô hình khai thác rươi kết hợp với cáy cho hiệu quả kinh tế cao.

Tranh thủ lợi thế về rươi và cáy, vợ chồng bà còn mở nhà hàng Sông Cầm xanh, ngay cạnh sông Cầm chuyên chế biến các món rươi phục vụ du khách.

Bà Chúc tâm sự: “Trước đây, rươi chỉ dùng để nấu ăn trong gia đình, giờ con rươi có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon cho du khách như rán, các món canh, làm mắm, lẩu rươi… Giá bán rươi hiện nay trung bình 450.000 - 600.000 đồng/kg/tươi.

Hầu hết du khách đều rất thích ăn các món chế biến từ rươi”.

Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình khai thác rươi nằm ngay cạnh nhà hàng, bà Chúc cho biết thêm: Để cho du khách “mục sở thị” món rươi, thông thường các đoàn đến nhà hàng, bà đều dẫn khách ra hồ xem mô hình này.

Từ khâu cày xới đất cho đến cách dẫn nước, thu hoạch và chế biến rươi bà đều giới thiệu cho du khách biết.

Đây cũng chính là cách để gia đình bà giữ vững thương hiệu rươi trên thị trường.

Hiện, ngoài thị trường tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh thì rươi Đông Triều còn được nhiều khách ở các tỉnh, thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… chọn mua.

Ông Bùi Văn Hanh, Phó Phòng Kinh tế TX Đông Triều cho biết: Để giữ vững thương hiệu sản phẩm rươi trên thị trường, thời gian tới, Đông Triều sẽ tiếp tục khai thác, phát huy thế mạnh từ con rươi.

Bên cạnh đó, địa phương cần đẩy mạnh đầu tư, kỹ thuật duy trì và mở rộng diện tích khoanh vùng khai thác rươi.

Đồng thời cần nhanh chóng xây dựng nhãn mác, bao bì sản phẩm rươi Đông Triều; xúc tiến và mở rộng ra các thị trường khác...


Có thể bạn quan tâm

Hỗ trợ Phú Yên phòng, chống dịch bệnh thủy sản Hỗ trợ Phú Yên phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 20 tấn hóa chất Sodium Chlorite 20% thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho tỉnh Phú Yên phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

21/07/2015
Kiếm bạc triệu nhờ cá đặc sản Kiếm bạc triệu nhờ cá đặc sản

Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.

21/07/2015
Tôm hùm lại bị ép giá Tôm hùm lại bị ép giá

Tôm hùm nuôi thương phẩm xuất khẩu hiện có giá từ 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, giảm khoảng 600.000 đồng so với năm ngoái. Với giá này, người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ đối với những hộ nuôi cầm cự đến cuối vụ.

21/07/2015
Nuôi trồng thủy sản vì sao chưa thể thực hiện đại trà VietGAP? Nuôi trồng thủy sản vì sao chưa thể thực hiện đại trà VietGAP?

Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp được coi là cơ sở cho việc chứng minh nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, tại BR-VT, việc thực hiện đại trà VietGAP trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) vẫn còn nhiều vướng mắc. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác nguồn lợi từ thế mạnh NTTS.

21/07/2015
Đầm Hà (Quảng Ninh) làm giàu từ phát huy thế mạnh thuỷ sản Đầm Hà (Quảng Ninh) làm giàu từ phát huy thế mạnh thuỷ sản

Với lợi thế có đường bờ biển dài (21km), vùng bãi triều rộng trên 5.500ha, trên 2.900ha rừng ngập mặn, diện tích mặt biển trên 12.000ha cùng nguồn lợi thuỷ, hải sản tự nhiên phong phú, những năm qua, phát triển thuỷ sản tại Đầm Hà (Quảng Ninh) được coi là một trong những mũi nhọn kinh tế, không những đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần giúp cho huyện ven biển này có những bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

21/07/2015