Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Bò Sữa Hướng Làm Giàu Ổn Định Cho Nhà Nông Ở Hà Nội

Chăn Nuôi Bò Sữa Hướng Làm Giàu Ổn Định Cho Nhà Nông Ở Hà Nội
Ngày đăng: 02/02/2013

Năm 2012, ở Hà Nội, trong khi chăn nuôi lợn, gà gặp nhiều khó khăn thì chăn nuôi bò sữa lại trở thành "điểm sáng" bởi duy trì được sự tăng trưởng ổn định. Đây là hướng đi đang mang lại thu nhập cao cho nhiều nông dân ngoại thành.

Thu nhập cao

Thời điểm gần Tết, mặc dù tất bật cả ngày với đàn bò sữa 13 con, trong đó có 6 con đang cho sữa nhưng chị Phùng Thị Oanh, thôn 2, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai vẫn niềm nở tiếp chuyện chúng tôi. Chị cho biết, mỗi ngày sản lượng sữa của đàn bò đạt bình quân 120 kg. Với giá thu mua hiện nay là 12.000 đồng/kg, trừ chi phí chị cũng thu lãi 700.000 đồng/ngày. "Trên địa bàn xã có 2 điểm thu mua sữa với giá cả ổn định nên chúng tôi rất yên tâm sản xuất. Mỗi tháng trừ chi phí, thu nhập từ chăn nuôi bò sữa của gia đình tôi đạt khoảng 20 triệu đồng" - chị Oanh phấn khởi.

Đây cũng là tâm trạng chung của nhiều hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tàm Xá, huyện Đông Anh. Theo thống kê, toàn xã Tàm Xá hiện có 40 hộ chăn nuôi bò sữa với tổng số 150 con, tăng khoảng 30 con so với năm 2011. Ông Lê Đức Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tàm Xá cho biết, chăn nuôi bò sữa là hướng đi cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Bình quân mỗi con bò sữa cho thu hoạch sữa khoảng 8 - 9 tháng/năm, lãi 200.000 đồng/ngày. Nhờ chăn nuôi bò sữa, thu nhập và đời sống của người nông dân địa phương được cải thiện rõ rệt.

Mở rộng vùng nuôi mới

Theo các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa, đầu ra cho sản phẩm sữa hiện nay khá ổn định. Hầu hết tại các xã nuôi bò sữa đều có các điểm thu mua của Công ty CP sữa quốc tế IDP hoặc Vinamilk. Hơn nữa, bò sữa ít bị dịch bệnh so với các vật nuôi khác nên người nông dân rất yên tâm sản xuất.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, năm 2012 là một năm thắng lợi lớn của ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Thủ đô.

Hiện, tổng đàn bò sữa toàn TP đạt 11.450 con, tăng hơn 10% so với năm 2011. Trong đó, đã hình thành rõ nét và phát triển ổn định được 10 xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm gồm: Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh, Minh Châu (Ba Vì); Phù Đổng, Dương Hà, Trung Màu (Gia Lâm); Phượng Cách (Quốc Oai); Vĩnh Ngọc (Đông Anh); Phương Đình (Đan Phượng). Trong thời gian tới, ngoài việc tập trung cải tạo đàn bò sữa giống và nâng cao chất lượng sữa, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội sẽ phát triển một số vùng nuôi mới có điều kiện về đồng cỏ như Tòng Bạt, Cổ Đô, huyện Ba Vì...

Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình chăn nuôi bò sữa, TP cần có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung gắn với đồng cỏ để tạo nguồn thức ăn ổn định. Theo ông Bùi Hoàng Long, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, TP, huyện cần quan tâm đến vấn đề đảm bảo môi trường, hỗ trợ người nông dân xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi bò sữa. Đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi và các trang thiết bị kỹ thuật để giúp người dân nâng cao chất lượng sữa cho đàn bò.

Hiện, 10 xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm trên địa bàn TP có 2.450 hộ chăn nuôi bò sữa (tăng 70 hộ) với tổng đàn 9.084 con (tăng 1.312 con), quy mô đạt 3,69 con/hộ. Sản lượng sữa đạt 74 tấn/ngày.


Có thể bạn quan tâm

Trồng đậu phụng trên đất lúa chuyển đổi cho năng suất cao Trồng đậu phụng trên đất lúa chuyển đổi cho năng suất cao

Vụ đông xuân 2014 - 2015, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc phối hợp với UBND xã Đại Cường triển khai mô hình trồng đậu phụng trên 4ha đất lúa chuyển đổi với 40 hộ dân tham gia. Qua thời gian triển khai, giống đậu phụng LDH.01 cho năng suất bình quân 120kg/sào (tương đương là 2,4 tấn/ha).

20/05/2015
Hải Lăng thành công với giống lúa mới trên cánh đồng lớn Hải Lăng thành công với giống lúa mới trên cánh đồng lớn

Khảo nghiệm lúa là công việc được tiến hành thường xuyên và liên tục nhằm lựa chọn các giống lúa tối ưu nhất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác của địa phương để thay thế dần các giống lúa bị thoái hóa. Là huyện trọng điểm lúa của tỉnh, Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng đến công tác khảo nghiệm giống lúa mới để bổ sung và thay thế dần những giống cũ trong bộ giống lúa của huyện nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.

20/05/2015
Vĩnh Linh nỗ lực xây dựng nông thôn mới Vĩnh Linh nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Ngày 14/1/2015, UBND tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 65/QĐ-UB về việc công nhận 3 xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Thạch và Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2014. Đây cũng là 3 đơn vị đầu tiên của tỉnh Quảng Trị về đích sớm hơn so với lộ trình đăng ký thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (CT MTQG XD NTM).

20/05/2015
Tạo sức bật cho nông, thủy sản chủ lực vươn ra thế giới Tạo sức bật cho nông, thủy sản chủ lực vươn ra thế giới

Từ một nước nghèo đói, không đủ gạo ăn, hơn 20 năm qua, với những quyết sách mạnh mẽ và thuận lợi về thị trường, “hạt ngọc Việt” đã chuyển mình, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế.

20/05/2015
CLB cà phê G20 thống nhất hành động CLB cà phê G20 thống nhất hành động

Trước những biến động bất lợi của thị trường toàn cầu, CLB G20 vừa tổ chức cuộc họp “khẩn” nhằm tháo gỡ khó khăn, ổn định thị trường XK, nâng giá trị cho hạt cà phê VN.

20/05/2015