Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Bò Sữa Hướng Làm Giàu Ổn Định Cho Nhà Nông Ở Hà Nội

Chăn Nuôi Bò Sữa Hướng Làm Giàu Ổn Định Cho Nhà Nông Ở Hà Nội
Publish date: Saturday. February 2nd, 2013

Năm 2012, ở Hà Nội, trong khi chăn nuôi lợn, gà gặp nhiều khó khăn thì chăn nuôi bò sữa lại trở thành "điểm sáng" bởi duy trì được sự tăng trưởng ổn định. Đây là hướng đi đang mang lại thu nhập cao cho nhiều nông dân ngoại thành.

Thu nhập cao

Thời điểm gần Tết, mặc dù tất bật cả ngày với đàn bò sữa 13 con, trong đó có 6 con đang cho sữa nhưng chị Phùng Thị Oanh, thôn 2, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai vẫn niềm nở tiếp chuyện chúng tôi. Chị cho biết, mỗi ngày sản lượng sữa của đàn bò đạt bình quân 120 kg. Với giá thu mua hiện nay là 12.000 đồng/kg, trừ chi phí chị cũng thu lãi 700.000 đồng/ngày. "Trên địa bàn xã có 2 điểm thu mua sữa với giá cả ổn định nên chúng tôi rất yên tâm sản xuất. Mỗi tháng trừ chi phí, thu nhập từ chăn nuôi bò sữa của gia đình tôi đạt khoảng 20 triệu đồng" - chị Oanh phấn khởi.

Đây cũng là tâm trạng chung của nhiều hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tàm Xá, huyện Đông Anh. Theo thống kê, toàn xã Tàm Xá hiện có 40 hộ chăn nuôi bò sữa với tổng số 150 con, tăng khoảng 30 con so với năm 2011. Ông Lê Đức Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tàm Xá cho biết, chăn nuôi bò sữa là hướng đi cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Bình quân mỗi con bò sữa cho thu hoạch sữa khoảng 8 - 9 tháng/năm, lãi 200.000 đồng/ngày. Nhờ chăn nuôi bò sữa, thu nhập và đời sống của người nông dân địa phương được cải thiện rõ rệt.

Mở rộng vùng nuôi mới

Theo các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa, đầu ra cho sản phẩm sữa hiện nay khá ổn định. Hầu hết tại các xã nuôi bò sữa đều có các điểm thu mua của Công ty CP sữa quốc tế IDP hoặc Vinamilk. Hơn nữa, bò sữa ít bị dịch bệnh so với các vật nuôi khác nên người nông dân rất yên tâm sản xuất.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, năm 2012 là một năm thắng lợi lớn của ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Thủ đô.

Hiện, tổng đàn bò sữa toàn TP đạt 11.450 con, tăng hơn 10% so với năm 2011. Trong đó, đã hình thành rõ nét và phát triển ổn định được 10 xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm gồm: Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh, Minh Châu (Ba Vì); Phù Đổng, Dương Hà, Trung Màu (Gia Lâm); Phượng Cách (Quốc Oai); Vĩnh Ngọc (Đông Anh); Phương Đình (Đan Phượng). Trong thời gian tới, ngoài việc tập trung cải tạo đàn bò sữa giống và nâng cao chất lượng sữa, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội sẽ phát triển một số vùng nuôi mới có điều kiện về đồng cỏ như Tòng Bạt, Cổ Đô, huyện Ba Vì...

Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình chăn nuôi bò sữa, TP cần có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung gắn với đồng cỏ để tạo nguồn thức ăn ổn định. Theo ông Bùi Hoàng Long, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, TP, huyện cần quan tâm đến vấn đề đảm bảo môi trường, hỗ trợ người nông dân xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi bò sữa. Đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi và các trang thiết bị kỹ thuật để giúp người dân nâng cao chất lượng sữa cho đàn bò.

Hiện, 10 xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm trên địa bàn TP có 2.450 hộ chăn nuôi bò sữa (tăng 70 hộ) với tổng đàn 9.084 con (tăng 1.312 con), quy mô đạt 3,69 con/hộ. Sản lượng sữa đạt 74 tấn/ngày.


Related news

Nuôi Kỳ Đà Cơ Hội Làm Giàu Nuôi Kỳ Đà Cơ Hội Làm Giàu

Kỳ đà là loài bò sát dễ nuôi, không tốn nhiều chi phí, đồng thời mang lại hai lợi ích to lớn, đó là: phát triển kinh tế gia đình và bảo tồn được loài động vật hoang dã

Tuesday. August 23rd, 2011
Hiệu Quả Từ Chuyển Đổi Lúa Nương Sang Ngô Đồi Ở Yên Bái Hiệu Quả Từ Chuyển Đổi Lúa Nương Sang Ngô Đồi Ở Yên Bái

Khác với đồng bào các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi như Hà Giang, Cao Bằng, cây ngô là nguồn lương thực chính đã gắn bó từ ngàn đời nay với người dân; ở tỉnh Yên Bái, nguồn lương thực chính là lúa gạo, nên việc trồng ngô không được chú trọng. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu giống từ lúa nương sang trồng ngô là việc không dễ dàng.

Sunday. July 29th, 2012
Nuôi Cá Lồng Vượt Quy Hoạch Ở Vụng Nghi Sơn - Tiềm Ẩn Nguy Cơ Dịch Bệnh Nuôi Cá Lồng Vượt Quy Hoạch Ở Vụng Nghi Sơn - Tiềm Ẩn Nguy Cơ Dịch Bệnh

Ban đầu, ở vụng Nghi Sơn thuộc xã đảo Nghi Sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chỉ có một vài lồng bè nuôi cá theo phương thức nuôi cá nhỏ, vỗ béo. Thấy cá lớn nhanh, nguồn thức ăn tại chỗ dồi dào, lợi nhuận cao, nên nhiều hộ đóng bè thả nuôi, dần lan rộng ra thành phong trào.

Friday. August 3rd, 2012
Nuôi Chim Bồ Câu, Thu Nhập “Khủng” Nuôi Chim Bồ Câu, Thu Nhập “Khủng”

Nguyễn Ngọc Thức (27 tuổi) là chủ một trang trại bồ câu nổi tiếng ở xã Tân Hạnh Tây, H.Củ Chi (TP.HCM), với lợi nhuận thu về hơn 50 triệu đồng/tháng

Tuesday. May 1st, 2012
Sản Xuất Lúa Theo VietGAP Sản Xuất Lúa Theo VietGAP

An Điền là một trong 6 xã của huyện Thạnh Phú được dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn - DBRP Bến Tre đầu tư. Từ khi được triển khai thực hiện vào cuối năm 2009 cho đến nay, dự án đã có nhiều tác động tích cực đến đời sống của người dân, nhất là trong việc nâng cao năng lực cho người nghèo. Trong đó, sản xuất lúa theo hướng VietGAP là một trong những mục tiêu mà Ban phát triển xã đang xây dựng, nhằm từng bước cải thiện tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu trước đây, giúp người dân thoát nghèo bền vững theo mục tiêu của dự án DBRP đề ra

Friday. December 23rd, 2011