Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Lợn Nái Mang Thai

Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Lợn Nái Mang Thai
Ngày đăng: 03/08/2013

Việc chăm sóc heo nái mang thai rất quan trọng đối với sự thành công của người chăn.Sau khi phối 21 ngày không thấy nái động dục trở lại xem như đã mang thai. Thời gian mang kéo dài từ 3 tháng + 3 tuần + 3 ngày ( trung bình từ 114 - 116 ngày). Nhưng nếu nái sinh sớm từ ngày 108 trở lại thường rất khó nuôi con, dù có sữa nhưng con yếu ớt, sức bú mẹ kém và khả năng đề kháng kém nên tỷ lệ nuôi sống thấp. Trong thời kỳ mang thai có thể chia ra làm 2 giai đoạn như sau: Giai đoạn chửa kỳ 1: 1-84 ngày mang thai 

Thời kỳ này phôi và thai còn nhỏ, sử dụng ít chất trong máu của mẹ, dưỡng chất còn lại nái dùng để dự trữ tạo sữa sau này. Thiếu chất dinh dưỡng trong giai đoạn này có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phôi thai như hiện tượng tiêu phôi, nái còn ít thai sống khi đẻ mà chứa nhiều thôi khô (thai gỗ). Thừa chất dinh dưỡng cũng dẫn đến tiêu phôi và làm nái trở nên mập mỡ. Nái khi cai sữa quá gầy ốm không dự trữ đủ dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ thiếu sữa khi cho con bú trong lứa đẻ kế tiếp. Vì vậy phải định lượng thức ăn cho nái ở giai đoạn này phải hết sức chặt chẽ.

Thường trong giai đoạn mang thai kỳ một khẩu phần ăn : 1,8 -2 kg thức ăn.

2. Giai đoạn chửa kỳ 2 : 85 ngày - 110 ngày

Đây là thời kỳ thai đã lớn và sử dụng nhiều dưỡng chất  trong máu mẹ để phát triển. Do đó việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ trong giai đoạn này là rất quan trọng.

Khác với thời kỳ 1, thời kỳ này cần cho nái vận động để có hệ cơ tốt, chân khỏe, khung xương chậu nở rộng( đối với nái đẻ lứa đầu), nên cho nái ra sân cỏ hay sân cát vận động tùy thích, tiếp xúc với môi trường tự nhiên, để tăng sức đề kháng bệnh và nhờ đó gia tăng hàm lượng kháng thể chống bệnh cho heo con trong sữa đầu.

Ở thời kỳ này, tầm vóc nái năng nề chuồng trại phải khô tránh mưa, gió lùa, mật độ phù hợp, theo dõi kỹ bộ vú và bộ phận sinh dục, vệ sinh chuồng đẻ...

Thời kỳ này khẩu phần ăn của nái vẫn giữ nguyên như thời kỳ 1.

3. Giai đoạn chửa kỳ 3: 110 -116 ngày(sinh)

Lúc này nái sắp đẻ nên chuyển nái đến chuồng đẻ. Khu chuồng đẻ cần phải vệ sinh trước đó và chuẩn bị chuồng úm cho lợn con.

Khẩu phần ăn của lợn trong giai đoạn này cân giảm dần cho đến lúc nái đẻ: 2,5kg - 2kg - 1,5kg - 1kg - 0,5kg - 0. Việc giảm khẩu phần ăn cho nái khi gần đến ngày sinh, giúp cho bào thai không bị chèn ép và tạo stress làm cho nái tăng tiết hoocmon, làm nái dễ đẻ.


Có thể bạn quan tâm

Cho lợn con uống bổ sung nước với sắt hữu cơ Cho lợn con uống bổ sung nước với sắt hữu cơ

Thiếu máu ở lợn con là một vấn đề quan trọng chăn nuôi lợn, gây chậm phát triển và tăng tỷ lệ tử vong trong thời kỳ cho bú. Lợn con bị thiếu máu có triệu chứng khó thở, mệt mỏi, da và màng nhầy nhợt nhạt cũng như tăng khả năng nhiễm bệnh.

09/08/2016
Các loại thuốc chống viêm cho lợn nái ảnh hưởng đến lợn con như thế nào Các loại thuốc chống viêm cho lợn nái ảnh hưởng đến lợn con như thế nào

E Mainau, D Temple, X Manteca. Nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả quản lý uống meloxicam ở lợn nái dựa trên tử vong trước khi cai sữa và tăng trưởng cũng như globulin miễn dịch G chuyển đến lợn con.

13/10/2016
Phương pháp mới để xác định lượng khí thải metan ở lợn Phương pháp mới để xác định lượng khí thải metan ở lợn

Các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã đề xuất một phương pháp mới có thể giúp xác định số lượng phát thải khí metan và các quá trình phân hủy kết hợp với kiểm soát phân.

13/10/2016
Hệ thống cho ăn mới ở lợn nái Hệ thống cho ăn mới ở lợn nái

Nedap giới thiệu hệ thống cho ăn mới ở lợn nái, cung cấp một quá trình chuyển đổi đơn giản và không rắc rối từ truyền thống đến cho lợn nái ăn hoàn toàn tự động trong chuồng đẻ.

13/10/2016
Tiết kiệm thức ăn gia súc với enzyme đa thành phần Tiết kiệm thức ăn gia súc với enzyme đa thành phần

Sự kết hợp của enzyme xylanase và beta-glucanase giúp các nhà nghiên cứu về lĩnh vực dinh dưỡng tự do sử dụng hàm lượng ngũ cốc cao trong khẩu phần ăn của lợn và gia cầm. Một sản phẩm như vậy đã được thử nghiệm khả năng để đối phó với việc ép viên và sự ảnh hưởng vào biến đổi thức ăn.

31/08/2016