Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Các biến dị di truyền trên heo nuôi (Phần 2)

Các biến dị di truyền trên heo nuôi (Phần 2)
Tác giả: Trần Thị Nhung - Chi cục Thú y Bình Dương
Ngày đăng: 30/05/2018

3/ Một số biến dị quan trọng:

  • Hội chứng stress ở heo (PSS): Hiện tượng đặc trưng của hội chứng này là những con heo to cơ bị chết đột ngột hoặc làm cho thịt của chúng có màu tái, mềm nhũn và rỉ nước (hội chứng PSE) hiện tượng này đã được chứng minh là do di truyền thông qua gen lặn ở tế bào thường. Bằng phương pháp kiểm tra Halothene hay (CPK) và phân loại máu sẽ tìm ra được con mang gen PSS.
  • Hiện tượng thoát vị dương vật (sệ dương vật): Tình trạng hạn chế giới tính này chủ yếu trên heo đực do hệ cơ xung quanh bẹn yếu do đó để cho tinh hoàn lọt xuống bìu dương vật. Đa số lệch về phía tay trái nên khi thiến cần cẩn thận tránh thiệt hại tới kinh tế. Biểu hiện của gen này phụ thuộc vào cơ thể heo mẹ và ảnh hưởng của tác động môi trường.
  • Hiện tượng sa ruột: Ở vùng rốn bị yếu thì sẽ dẫn tới hiện tượng ruột sa xuống qua thành bụng. Một số con bị dị tật này có thể chết khi đang lớn do bị kẹt ruột, song đa số heo bị hiện tượng này có thể đạt tới trọng lượng xuất chuồng mà không có ảnh hưởng rõ rệt. Bên cạnh nguyên nhân này còn có một số nguyên nhân khác như: Do dị tật cá thể trong quá trình hình thành thai có sự sai sót, lỗ rốn không đóng kín. Quá trình đỡ đẻ chăm sóc có sai sót, gây viêm nhiễm rốn, rốn lâu lành, lâu rụng, có abscess, lợn con thiếu sữa mẹ bú rốn lẫn nhau… gây tổn thương, ảnh hưởng lỗ rốn, lỗ rốn rộng ra, không đóng kín, sau đó hình thành hernia.

Hình 2. Hernia rốn trên con đực

  • Hiện tượng tịt hậu môn: đặc trưng của bệnh này là heo sinh ra không có trực tràng. Con đực có thể bị chết sau vài ngày nếu không được làm phẫu thuật thông hậu môn để thải chất cặn bã. Con cái không có lỗ hậu môn có thể thải qua đường âm hộ mà vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên nếu tỷ lệ mắc cao có thể do nguyên nhân di truyền thì có thể loại bỏ những con cùng huyết thống với bố mẹ và các anh chị em cùng lứa.
  • Hiện tượng tinh hoàn ẩn: có thể là 1 tinh hoàn hoặc 2 tinh hoàn nằm ẩn trong bụng. Đôi với trường hợp cả 2 tinh hoàn ẩn trong bụng thì heo đực này sẽ bị vô sinh do vậy cần loại bỏ bố mẹ và anh chị em cùng lứa.
  • Hiện tượng lưỡng tính: thông thường hay thấy ở giống heo Đại Bạch và Landrace. Có giả thuyết cho rằng hiện tượng này do sự thay đổi về cấu trúc NST do NST Y bị đảo chéo sang NST X. Đối khi những con cái bị lưỡng tính xuất hiện trong lứa heo có số lượng con đông làm cho thai đực và thai cái nối nhau cùng hưởng chung một đường cấp máu
  • Những biến dị đầu vú: Đây là hiện tượng khá đáng lo vì các đầu vú không nhô ra ngoài. Tuyến tiết sữa ở đầu vú bị lõm vào trong không thể tiết sữa bình thường được. Tuy nhiên cơ chế di truyền này vẫn chưa khẳng định là do di truyền mà do nhiều tác nhân khác như xây sát, do mẩm ngứa, do cọ sát trên những sàn chuồng nhám gồ ghề.
  • Hiện tượng co giật: hầu hết là do bẩm sinh nhưng cũng có trường hợp sau này khi lớn mới biểu hiện. Các biểu hiện như run, lắc, rung hoặc tật giật mình hay hoảng hốt. Chứng co giật trên heo tính theo mức độ biểu hiện của trạng thái được chia làm 4 loại: loại A1 do nhiễm một số chủng virus dịch tả heo gây ra do viêm qua nhau thai, loại A2 do các virus khác ngoài dịch tả gây ra còn loại nhẹ hơn loại A3 do di truyền. Một số kết quả quan sát tại đại hoc Bang Lowa cho thấy loại hình A3 xảy với nhiều chủng Landrace. Kết quả mổ khám cho thấy hàm lượng myelin trong hệ thần kinh trung ương bị giảm xuống dưới mức bình thường và tủy sống nhỏ hơn mức bình thường, đồng thời A4 do gen điều khiển nhưng chỉ ảnh hưởng với giống lợn saddleblack (lưng yên ngựa) của Anh. Biểu hiện đặc trưng là thiếu hụt nghiêm trọng Myeline (nguyên liệu bao bọc một số sợi thần kinh) trong hệ thần kinh trung ương.

Những khuyết tật về chân: có nhiều biến dị về chân được phát hiện trên heo. Thông thường hay gặp một số trường hợp bẩm sinh như sau:

+ Chân choai, bẹt: hiện tượng chân dạng này là một khuyết tật chủ yếu xảy ra ở chân sau và có đôi khi bị cả ở chân trước. Do các sợi cơ ở chân sau và chân trước phát triển không hoàn chỉnh chủ yếu trên giống Landrace và Yorkshne. Do khả năng di truyền tiềm ẩn của hiện tượng yếu cơ, nhiễm virus, thiếu dinh dưỡng, chuồng bị trơn.

Hình 3. Dị dạng chân heo sơ sinh

+ Các ngón chân trong bị nhỏ: người ta cho rằng hiện tượng này chủ yếu có nguồn gốc di truyền tuy nhiên cơ chế di truyền vẫn còn chưa rõ.

+ Chân cong gập: hiện tượng biến dị này chủ yếu chỉ xảy ra ở chân trước, chân sau đôi khi cũng bị ảnh hưởng. Một số nghiên cứu cho thấy hiện tượng này chủ yếu do nhiễm virus, ngộ độc hóa chất, thức ăn thực vật, bị sốt cao và thiếu dinh dưỡng.

 + Tật thừa ngón chân: tật này ít ảnh hưởng về giá trị kinh tế cho đến nay vẫn chưa nghiên cứu được chính xác khuyết tật này.

+ Tật dính ngón: cả bàn chân chỉ có 1 ngón chứ không phải 2 ngón như bình thường. cơ chế di truyền chủ yếu qua gen trội.

+ Chân trước to hơn bình thường: đây là hiện tượng mô liên kết thay thế cơ bắp ở chân trước của heo.

4/ Các biện pháp xóa bỏ các gen gây ra biến dị di truyền

Nếu trang trại xuất hiện những biến dị di truyền có thể tiến hành một số giải pháp khắc phục như loại bỏ những con đực đã truyền dị tật đó thay thế bằng các con giống khác không có quan hệ họ hàng với con đực có khả năng truyền dị tật.

Đối với những biến dị di truyền lặn đơn giản thì loại bỏ con bố mẹ.

Đối với những biến dị di truyền nghiêm trọng ảnh hưởng tới kinh tế thì loại bỏ con bố mẹ và loại bỏ những con họ hàng có cùng huyết thống để giảm tần xuất biểu hiện của những dị tật trên heo con.

Mặc dù việc hiểu biết và khống chế tần xuất biểu hiện của các gen gây dị tật trên heo là cần thiết và phải chú trọng nhưng dị tật bẩm sinh này chiếm tỷ lệ khá thấp chỉ có 1%. Do vậy vẫn cần quan tâm hơn cả tới các chỉ tiêu chăn nuôi như tốc độ, hiệu quả, chất lượng của tăng trưởng có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả của việc chăn nuôi.

Trên đây là một số vấn đề cần quan tâm đối các dị tật bẩn sinh trên heo con mà người chăn nuôi heo cần biết./.


Có thể bạn quan tâm

Một số cách điều trị và phòng ngừa lây nhiễm Dịch tiêu chảy cấp trên heo con (PED) Một số cách điều trị và phòng ngừa lây nhiễm Dịch tiêu chảy cấp trên heo con (PED)

Dịch tiêu chảy cấp hoặc PED là bệnh truyền nhiễm trên heo nguyên do virus gây ra (PEDV). PEDV được phân loại là RNA virus thuộc nhóm 1 chủng Corona.

29/05/2018
Lựa chọn chủng Porcine Circovirus type 2 (PCV2) để sản xuất vacxin phòng hội chứng còi cọc Lựa chọn chủng Porcine Circovirus type 2 (PCV2) để sản xuất vacxin phòng hội chứng còi cọc

Lựa chọn chủng Porcine Circovirus type 2 (PCV2) để sản xuất vacxin phòng hội chứng còi cọc ở lợn con

30/05/2018
Các biến dị di truyền trên heo nuôi (Phần 1) Các biến dị di truyền trên heo nuôi (Phần 1)

Dưới đây chúng tôi xin phân tích một số nguyên nhân, cơ chế biến dị di truyền và một số biến dị di truyền quan trọng của heo.

30/05/2018