5 điều ưu tiên cần làm khi bạn phát hiện lợn bị tiêu chảy
Không có gì quan trọng hơn sức khỏe của lợn vì vậy cần phải tìm hiểu các dấu hiệu và ảnh hưởng của bệnh đường ruột trong đàn lợn của bạn. Bệnh đường ruột là những rối loạn tiêu hóa, nếu không chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, mất nước và có thể tử vong.
Những bệnh này có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận do giảm cân và hiệu quả thức ăn cũng như tỷ lệ tử vong cấp tính, với 100% các nhóm tuổi nhất định bị ảnh hưởng.
Các bệnh đường ruột, bao gồm bệnh vi khuẩn xanmon và viêm ruột là do vi khuẩn lây qua đường ăn uống và đại tiện. Mỗi bệnh đều có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, các dấu hiệu lâm sàng tương tự nhau, bao gồm tiêu chảy, nôn mửa và mất nước. Cần phải làm việc với bác sĩ thú y và thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán xem lợn của bạn đang mắc phải bệnh gì. Để xác định xem bệnh đường ruột có ảnh hưởng đến lợn hay không, hãy tự hỏi mình năm câu hỏi sau đây nếu bạn nhận thấy sự suy giảm hiệu suất hoặc các dấu hiệu lâm sàng, như tiêu chảy:
1. Vấn đề là gì?
Bước đầu tiên trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cho lợn là biết được các dấu hiệu của bệnh đường ruột. Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đường ruột là tiêu chảy, nhưng thường thì bạn sẽ không phát hiện bất kỳ dấu hiệu tiêu chảy nào cho đến khi bệnh lây lan rộng khắp đàn. Một khi bạn phát hiện ra bệnh tiêu chảy thì chắc chắn bạn đã mất đi hiệu suất do tác động lâm sàng phụ của bệnh dẫn đến giảm hiệu quả và hiệu suất thức ăn.
2. Bác sĩ thú y có thể làm gì?
Trong khi tìm hiểu dấu hiệu của bất kỳ bệnh đường ruột nào thì bạn cũng phải làm việc với bác sĩ thú y để xác định những tác nhân gây bệnh và những bệnh lợn đang mắc phải. Việc xác định các mầm bệnh này có thể mang đến các phương pháp điều trị, đặt vắc-xin, các chương trình vệ sinh, chương trình an toàn sinh học và kết quả sản xuất hiệu quả hơn. Nhờ thường xuyên liên hệ với bác sĩ thú y, bạn sẽ tránh được phương pháp điều trị không chính xác do xác định sai bệnh, điều này giúp bạn tiết kiệm nhân công, tiền bạc và thời gian từ chẩn đoán chính xác đến cách giải quyết.
3. Tại sao cần lấy mẫu thử nghiệm?
Bước tiếp theo trong việc theo dõi đàn lợn là thu thập các mẫu phân và mô ruột để gửi đến phòng thí nghiệm nhờ bác sĩ thú y chẩn đoán. Tại sao bạn cần cả hai loại mẫu? Mẫu phân sẽ cho bạn biết mầm bệnh nào đang hiện diện trong hệ thống của lợn. Mẫu mô ruột sẽ xác định mầm bệnh nào thực sự gây bệnh.
4. Tôi nên làm gì?
Tiêm chủng, an toàn sinh học, kiểm soát loài gặm nhấm, vệ sinh và thuốc kháng sinh có thể là những lựa chọn để giúp lợn cải thiện sức khỏe. Nhờ bác sĩ thú y tư vấn để xác định phương pháp tốt nhất, tùy thuộc vào căn bệnh và mức độ khẩn cấp của bệnh.
5. Tôi nên thực hiện kế hoạch như thế nào?
Với những phương pháp này, bạn không những nên kiểm soát vấn đề hiện tại mà còn phải tăng cường cải thiện khả năng miễn dịch trong tương lai của lợn như ngăn ngừa các bệnh PED hoặc giảm tác động của bệnh khuẩn Salmonella và chứng viêm ruột hồi ở đàn lợn. Bạn có thể làm giảm lây truyền các tác nhân gây bệnh bằng cách đưa ra một chương trình an toàn sinh học hoàn thiện, vệ sinh xe tải và các phương tiện, chuẩn bị các khu vực cách ly để giữ nhưng con lợn bị nhiễm bệnh.
Lợn khỏe mạnh không chỉ mang lại niềm vui cho lợn mà còn cho những người nông dân. Biết thêm về các mầm bệnh gây bệnh đường ruột có thể giúp bạn đưa ra các kế hoạch điều trị và các lựa chọn tiêm chủng hiệu quả.
Nếu bạn nghi ngờ đàn lợn bị nhiễm khuẩn salmonella, viêm ruột hoặc bất kỳ bệnh đường ruột nào khác, hoặc nếu bạn muốn ngăn ngừa bệnh xâm nhập đàn, hãy liên hệ với bác sĩ thú y của bạn hoặc ghé khu vực bệnh đường ruột của Boehringer Ingelheim để biết thêm thông tin.
Theo báo cáo của Boehringer Ingelheim
Có thể bạn quan tâm
Lựa chọn chủng Porcine Circovirus type 2 (PCV2) để sản xuất vacxin phòng hội chứng còi cọc ở lợn con
Dưới đây chúng tôi xin phân tích một số nguyên nhân, cơ chế biến dị di truyền và một số biến dị di truyền quan trọng của heo.
Khi chúng ta bỏ lỡ sự chú ý việc nuôi heo nái khô trong thời gian mang thai, điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng tới đẻ con và cho sữa