Chăm Sóc Tiêu Đúng Cách, Lợi Nhuận Cao

Đến thăm vườn tiêu của anh Thanh, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy tất cả các cây trong vườn đều kết trái từ gần sát gốc lên đến tận ngọn...
Nhờ trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đúng cách và sử dụng hợp lý các loại phân bón, vườn tiêu 8.000m2 của anh Trần Thái Thanh (SN 1972), ở ấp Trung Tâm, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) trong niên vụ 2014 này, ước thu khoảng 4 tấn hạt tiêu khô, đem về lợi nhuận 400 triệu đồng.
Không giấu nghề, ông Thanh cho biết: “7 năm trước, gia đình tôi mua giống tiêu về xuống hết trên diện tích đất vườn 8.000m2. Còn chăm sóc thì theo hiểu biết và thói quen, thấy cây tiêu lá chớm vàng thì ra chợ mua phân hóa học về bón. Kết quả, khi đến vụ thu hoạch, sản lượng không như mong muốn.
Trong khi đó, tiêu ngày càng cằn cỗi, phát triển kém… Đầu mùa mưa năm 2011, trong một lần đi thăm người quen ở huyện Cẩm Mỹ, tôi thấy vườn tiêu của anh bạn trái kết đều, cây xanh tốt. Đưa tay xuống vốc thử một nắm đất ở gốc tiêu, thấy tơi xốp lạ… Hỏi ra, sản lượng thu hoạch hàng năm của vườn tiêu nhà anh gấp đến mấy lần tiêu nhà mình. Nghe anh hướng dẫn, tôi ghi chép tỉ mỉ ra giấy rồi về áp dụng theo”- anh Thanh kể.
Theo anh Thanh, không cần phải mất nhiều tiền mua phân nhập ngoại mà chỉ cần bón đúng thời điểm trời bắt đầu vào mùa mưa bằng các loại phân hữu cơ sản xuất trong nước.
Anh Thanh cho biết, vụ tiêu năm 2012, vườn tiêu của anh thu được 2 tấn, vụ năm 2013 thu 3 tấn. Vụ năm 2014 này, hiện đang thời điểm tiêu chín rộ, gia đình anh đang thu hái. Anh Thanh ước tính, sản lượng tiêu năm nay trên 4 tấn. Với thời giá như hiện nay, trừ hết chi phí, gia đình anh lãi ròng hơn 400 triệu đồng.
Ông Phạm Văn Luyến-Chủ tịch Hội nông dân xã Thanh Bình cho biết: Vườn tiêu của gia đình anh Thanh 3 năm nay không hề bị sâu bệnh và đạt năng suất cao nhất so với các hộ khác cùng trồng tiêu tại xã Thanh Bình. Mới đây, Phòng Kinh tế, Hội nông dân huyện Trảng Bom đã tổ chức tham quan, hội thảo mô hình trồng tiêu, bón phân, chăm sóc đúng phương pháp tại vườn tiêu của anh Thanh để người trồng tiêu đến học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.
Có thể bạn quan tâm

Sâm Ngọc Linh - một loại dược liệu quý phân bố ở vùng núi cao giáp ranh giữa Quảng Nam và Kon Tum, đang được kỳ vọng trở thành cây thương phẩm có giá trị xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên vùng đất lúa nhiễm phèn nặng, năng suất thấp để cải thiện thu nhập là mục tiêu trọng tâm của chính quyền và nông dân ấp Ba Tiêu, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Mô hình trồng sen lấy ngó hiện đang được người dân Ba Tiêu ưa chuộng, bởi thời gian trồng, chăm sóc dễ dàng và cho thu hoạch nhanh. So với trồng lúa, mô hình này cho thu nhập cao hơn.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang khẩn trương xuống đồng đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa vụ hè thu 2015. Thiên tai, hạn hán kỷ lục vừa qua những tưởng vụ lúa thất bát, nhưng theo đánh giá của Sở Nông nghiệp, vụ hè thu này được mùa nhất so với mấy năm gần đây.

Đã gần 1 tháng nay, dù bắt đầu vào vụ kiệu mới nhưng giá kiệu giống tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân từ đầu vụ đến nay, kiệu tốt, chắc, lớn củ bình quân 25.000đ/kg (thấp hơn 10.000 - 15.000đ/kg); kiệu chất lượng trung bình bình quân 20.000đ/kg (thấp hơn 6.000 - 7.000đ/kg), kiệu nhỏ củ bình quân 15.000đ/kg (thấp hơn 5.000đ/kg).

Những ngày qua, nắng nóng kéo dài đã làm hàng ngàn ha cây trồng các loại trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) bị hạn. Hiện một số cây trồng như lúa, bắp, mì… của người dân đang bị khô héo từng ngày vì thiếu nước. Trong thời gian tới nếu nắng nóng vẫn tiếp tục kéo dài thì nguy cơ đại hạn và vụ mùa trắng tay là điều rất khó tránh khỏi.