Chăm sóc cây bí xanh bằng phân đa yếu tố Văn Điển
Sử dụng phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển đáp ứng đầy đủ nhu cầu các yếu tố dinh dưỡng cho cây bí xanh đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
Thời vụ và kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông
Bí xanh vụ đông gieo từ 20.8 đến 15.9, sau khi gieo cây con được 10-15 ngày, gieo trong bầu hoặc vườn ươm là đem trồng ra ruộng.
Chọn chân ruộng thoát nước tốt, chủ động tưới tiêu, tiến hành làm đất, vệ sinh đồng ruộng, xử lý mầm mống sâu bệnh và làm luống theo hướng đông tây tiện cho việc tưới tiêu nước sau này.
Lên luống rộng 3m, trồng 2 hàng trên mỗi luống, hàng cách hàng 2,5m, hốc cách hốc 50cm, mỗi hốc trồng 2 cây, nên làm đất tối thiểu, lên luống cao 25cm, rộng 50cm, rãnh luống rộng 40cm, các luống cách nhau 2,5m, phần đất ở giữa các luống không cần làm đất và sau đó rải rạ khi bí bò, cứ 2 luống sát nhau thì cho bí bò chéo sang nhau.
Cây bí xanh cho năng suất cao hơn nhờ phân bón NPK Văn Điển.
Nhu cầu dinh dưỡng và bón phân: Bí xanh là cây cho sinh khối lớn, song cũng cần rất nhiều chất dinh dưỡng và đầy đủ cân đối. Với năng suất 30 tấn/ha, cây bí lấy đi từ đất khoảng 125kg N, 60kg P2O5, 75kg K2O, 200kg CaO, 25kg SiO2, 10kg S và các chất vi lượng. Nếu dùng phân bón đơn, hoặc phân NPK thông thường thì bí xanh thiếu các chất dinh dưỡng trung lượng như:
Canxi, magie, silic, lưu huỳnh cùng các chất vi lượng như kẽm, bo, đồng, mangan, bí phát triển không cân đối, cây yếu, khả năng đậu quả kém, dễ nhiễm các loại sâu bệnh, vỏ quả mỏng, ruột nhiều, thời gian bảo quản ngắn.
Vì vậy sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển đáp ứng đầy đủ nhu cầu các yếu tố dinh dưỡng cho cây bí xanh đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
Cách bón và chăm sóc
Dùng phân bón lót ĐYT NPK 5.10.3 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: N =5%, P2O5 =10%, K2O = 3%, CaO (vôi) =16%, MgO=18%, SiO2=15%, S = 2% cùng các chất vi lượng.
Tổng dinh dưỡng đạt 58%, trong đó các các chất trung lượng và vi lượng chiếm trên 40%.
Được bón với lượng 25kg/sào cùng với 300-400kg phân chuồng hoai mục vào các hốc đảo đều phân với đất, khi đảo xong cần phủ đất thành mô ở từng hốc sau đó trồng cây con hoặc trồng cây trong bầu ở trên các hốc đó.
Sử dụng phân bón ĐYT NPK 12.5.10 Văn Điển có hàm lượng dinh dưỡng sau: N =12%, P2O5=5%, K2O = 10%, CaO (vôi) =5%, MgO=2%, SiO2=4%, S = 11% cùng các chất vi lượng. Tổng dinh dưỡng đạt 49%. Để bón thúc lượng bón từ 35-40kg/sào, được chia các đợt như sau:
Bón thúc đợt 1:
Khi cây bí có 3-4 lá thật sử dụng 8-10kg NPK 12.5.10 Văn Điển, rải phân xung quanh hốc kết hợp làm cỏ và vun cho cây.
Bón thúc đợt 2:
Khi bí xanh bắt đầu bò leo sử dụng 12-15kg/sào NPK 12.5.10 Văn Điển, rải phân xung quanh hốc cách hốc 15-20cm kết hợp với vun cao gốc làm rãnh nông ở giữa luống, sau đó tưới đẫm hoặc cho nước vào ruộng bí, sau 4 giờ tháo hết nước đi.
Bón thúc lần 3:
Khi cây bí đậu quả rộ, sử dụng 10-13kg/sào NPK 12.5.10 Văn Điển để bón, nếu cắm giàn thì dùng cây dóc cứng dài khoảng 2m để cắm cho chắc, hàng ngày cần buộc cây vào giàn, khi bí có 8-10 lá thì loại lá già, lá bị sâu bệnh ở sát gốc, hái bỏ các quả bí dị dạng nếu có.
Nếu không cắm giàn thì rải rạ khi bí bắt đầu bò (trước khi rải rạ cần rải vôi bột trên mặt luống).
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện phòng trừ các loại sâu bệnh nếu có theo hướng dẫn cán bộ BVTV địa phương.
Bí xanh đậu quả cao, quả lớn đồng đều, vỏ quả săn chắc, thịt quả thơm được nhiều người tiêu dùng ưa thích, bí xanh được bón phân Văn Điển năng suất vượt trội hơn tất cả các loại phân đơn và phân NPK thông thường.
Related news
Pelagia là công ty thuỷ sản có niêm yết cổ phiếu duy nhất ở Oslo có lợi nhuận tăng trong quý 3. thu nhập trước thuế, lãi vay, khấu hao tài sản (EBITDA) đạt 176,1 triệu NOK, gần gấp 3 lần giá trị 60 triệu NOK của cùng kỳ; trong khi lợi nhuận trước thuế tăng gần gấp đôi từ 75, 4 triệu NOK lên 134 triệu NOK. Doanh thu thuần tăng 30 triệu NOk lên mức 1,331 tỷ NOK.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ năm 2012 đến nay, giá trị xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã cho thấy nhiều yếu tố khó khăn về nguồn nguyên liệu, thuế nhập khẩu và thị trường.
Khi nghề nuôi cá tra xuất khẩu luôn bấp bênh về đầu ra, dẫn đến tỷ lệ rủi ro cao thì một số ngư dân trong tỉnh An Giang đã nhanh chóng chuyển hướng nuôi các loại cá đặc sản, phục vụ thực khách tại các nhà hàng, quán ăn. Ông Lê Văn Dũng, Chi hội Nghề cá thị trấn Chợ Vàm (Phú Tân) là một điển hình trong số đó.
Hàng năm, thiệt hại trên diện tích tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng vẫn còn lớn, có năm thiệt hại tới 70-80% diện tích thả nuôi. Năm 2013 dù là vụ nuôi tôm khá thành công của các hộ dân tỉnh Sóc Trăng, nhưng thiệt hại cũng chiếm trên 30%. Còn vụ tôm năm 2014, tuy mới qua nửa chặng đường, nhưng thiệt hại đã chiếm tới 36% diện tích thả nuôi.
Cá chiên, loài cá được mệnh danh là chúa tể lòng sông Đà vì bản tính hung dữ và có trọng lượng trưởng thành lên tới 70kg (nhiều tài liệu ghi 90kg). Đây còn là loài cá thuộc nhóm “tứ quý”, dùng để tiến vua... Rất nhiều người đã tốn bao công sức để thuần hóa loài cá này, nhưng đều thất bại. Câu chuyện nuôi cá Chiên tưởng chừng khó thì nay đã thực hiện thành công trên lòng hồ thủy điện Sơn La.