Chăm sóc bưởi Diễn sau thu hoạch bằng NPK Văn Điển
Giúp bưởi sai hoa, sai trái
Bưởi Diễn có nguồn gốc từ Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Bưởi Diễn có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng để đạt năng suất cao, bà con nên chọn đất có tầng canh tác dày từ 0.6 - 1m, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, dễ thoát nước, pH từ 5.5 – 6.
Cây cao tán rộng, sản lượng thu hoạch quả lớn do vậy bưởi Diễn yêu cầu trình độ thâm canh cao, nhất là phải đầu tư nhiều phân bón nên phải bón loại phân giàu chất dinh dưỡng, tỷ lệ đạm, lân, kali cân đối, phân có tính kiềm và có đầy đủ các chất trung và vi lượng.
Với đặc điểm như trên nên bón phân Văn Điển cho bưởi Diễn rất hiệu quả.
Ông Bùi Đức Thủy – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Đan Phượng (Hà Nội) cho biết: “Cách đây vài năm, các nhà vườn sử dụng thường xuyên phân lân Văn Điển, đến nay đa số đã chuyển sang bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho bưởi Diễn, bởi có các chất trung và vi lượng rất cần thiết cho cây trồng nói chung, nhất là các cây ăn quả đặc sản.
Ngoài việc tăng năng suất, phân đa yêu tố NPK Văn Điển còn hạn chế sâu bệnh, tăng hương vị và giúp quả có mẫu mã đẹp hơn, góp phần sản xuất ra bưởi Diễn ngon và an toàn”.
Đồng tình với nhận xét của ông Thủy về vai trò của phân Văn Điển đối với bưởi Diễn, ông Đàm Văn Quý, đội 2, xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng cho biết thêm: “Chọn bón phân NPK Văn Điển, bà con sẽ giảm được số lần bón so với phân đơn: Đạm, lân, kali riêng rẽ.
Bón nhiều đạm urê làm cho đất càng chua, lá xanh đen, rậm rạp, cành cây dễ gẫy, sâu đục thân nhiều, quả chín không chắc, thịt quả nhão, ăn nhạt.
Phân Văn Điển giúp bưởi sai hoa, tỷ lệ đậu quả cao, hạn chế tác hại của rét đậm và sương muối nên những năm bưởi ra hoa gặp thời tiết khắc nghiệt vẫn được mùa”.
Hai loại phân bón cho bưởi Diễn
Không chỉ riêng huyện Đan Phượng mà ở các tỉnh và các huyện khác, cán bộ và bà con nông dân cũng nhắc tới vai trò của phân Văn Điển đối với việc nâng cao năng suất và chất lượng bưởi Diễn.
Nhất là vai trò của các chất trung và vi lượng vì có cơ sở khoa học: Thiếu Zn lá non nhỏ và có các vết bệnh dưới gân lá, triệu chứng giống bệnh Greening thường gặp ở đất quá chua hoặc kiềm.
Thiếu Mg lá già, có nhiều vệt vàng ở cả hai mặt gân lá chính, bị nặng lá sẽ rụng.
Thiếu Mn giống triệu chứng thiếu Zn, chỉ khác là các vệt màu xanh nhạt chứ không phải màu vàng.
Thiếu Fe giống triệu chứng thiếu Zn, thiếu Mn nhưng chỉ ở những lá non.
Thiếu vi lượng làm cây mất cân đối về dinh dưỡng dễ xảy ra bệnh vàng lá, rụng hoa, rụng quả non.
Ngoài ra vi lượng như Zn, Mg, còn tăng sức đề kháng cho cây, giúp giảm số hạt, tăng hương vị, làm đẹp mã cho quả.
Hai loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho bưởi Diễn là: NPK 5.10.3 (dạng vê viên) và NPK 16.6.16.
Các phân trên ngoài đạm, lân, kali còn có đầy đủ các chất trung và vi lượng.
Số lượng phân đầu tư tùy theo năng suất và tùy tuổi cây.
Một năm có 3 lần bón: Lần 1: Thúc cành xuân, đón hoa (tháng 2): Bón 1 cây 1 – 2kg phân NPK Văn Điển 16.6.16.
Lần 2: Thúc cành hè, nuôi quả (tháng 4, tháng 5): Bón 1 cây 1 – 2kg phân NPK Văn Điển 16.6.16.
Lần 3: Bón ngay sau thu hoạch quả (tháng 11, 12), bón 1 cây từ 1 – 2kg phân NPK Văn Điển 5.10.3.
Bón lần này là quan trọng nhất, ảnh hưởng tới năng suất lớn nhất vì nó cung cấp dinh dưỡng giúp cây chóng hồi phục qua nhiều tháng nuôi quả đã bị kiệt sức.
Related news
Trao đổi với NNVN chiều 16/12, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN-PTNT), đơn vị đầu mối được giao kiểm dịch các mặt hàng có nguồn gốc thực vật trước khi XNK vào Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/1/2015 Việt Nam sẽ tạm dừng cấp phép NK các mặt hàng trái cây có xuất xứ từ Úc (Australia).
Vụ ĐX 2014- 2015 Hậu Giang gieo cấy hơn 75.000 ha lúa, gần 10% diện tích đã được các DN bao tiêu sản phẩm, không chỉ giúp nhà nông giảm áp lực đầu ra hạt lúa mà còn tháo gỡ một phần khó khăn cho địa phương.
Theo đó, thông qua dự án Bộ NN-PTNT sẽ có thêm những kinh nghiệm để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành. Hơn nữa, việc tiếp cận các dự án theo từng công đoạn để giúp tạo ra chuỗi giá trị cho từng ngành hàng nông sản, qua đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí cho các mặt hàng nông sản chính.
Mô hình được nuôi thử nghiệm tại hộ bà Trịnh Thị Thơ (thôn 3), với diện tích 450 m2 mặt nước, mật độ nuôi 1 con/m2, trong đó cá trắm đen 360 con, còn lại là cá chép V1 và cá mè. Chi cục hỗ trợ 100% con giống, thức ăn, kỹ thuật.
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ nằm giữa đầm nuôi trồng thuỷ sản rộng mênh mông tại khu 12, phường Hà An, ông Khang kể cho chúng tôi nghe quá trình lập nghiệp từ nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2005, vị trí ao đầm hiện tại của gia đình ông chỉ là đồng đất hoang hoá, cỏ lau mọc đầy.