Cuộc cách mạng trong sản xuất nông nghiệp
Trao đổi với PV NTNN ông Trần Huy Oánh- Phó Giám đốc Sở NNPTNT, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Từ năm 2010, ngay từ những ngày đầu bắt tay vào xây dựng NTM, tỉnh Hà Tĩnh đã quyết liệt thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua việc xác định 13 sản phẩm hàng hóa chủ lực như lợn, bò, tôm, hươu, rau củ quả công nghệ cao, cam, bưởi Phúc Trạch…
Trong đó, trọng tâm là 4 con: Lợn, bò, tôm, hươu và 3 cây rau củ quả chất lượng cao.
Từ đó nông dân (ND) Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư sản xuất với sự hỗ trợ mạnh mẽ về chính sách của tỉnh đã ra đời các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, các tổ hợp tác làm đầu mối ký hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp- một trong những mắt xích quan trọng, cầu nối liên kết giữa doanh nghiệp và ND trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Đến nay, Hà Tĩnh đã thành lập mới được 206 doanh nghiệp, 450 tổ hợp tác, 120 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó chủ yếu sản xuất theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp nhất là các HTX hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi lợn; trồng rau, củ, quả công nghệ cao trên cát hoang hóa; nuôi tôm, cá mú… công nghệ cao; chế biến nông sản, thủy sản.
Cũng theo ông Oánh, xác định 13 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, với cách làm sáng tạo tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất điển hình có hiệu quả kinh tế cao.
Đặc biệt, mô hình sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên đất cát bạc màu ven biển có thể xem là bước đột phá về tổ chức sản xuất và khoa học công nghệ, nhằm tiến thêm một bước trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Sau 5 năm triển khai xây dựng NTM Hà Tĩnh đã thành lập được gần 8.000 mô hình phá triển kinh tế trong đó có gần 4.000 mô hình có doanh thu từ 100 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/năm.
Cú hích chính sác tạo ra sản phẩm “vàng”
Hà Tĩnh đã ban hành hệ thống cơ chế, chính sách với số lượng nhiều, đồng bộ, toàn diện nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về kinh tế tam nông, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và xuất khẩu hàng hóa. Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự cho biết: Trong 4 năm từ 2011-2015 tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh mẽ ban hành các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn khích lệ và hộ trợ ND đầu tư sản xuất.
Ông Trần Huy Oánh vẫn nhớ như in những ngày đầu bắt tay xây dựng NTM với cuộc “cách mạng” đưa lợn siêu nạc về Hà Tĩnh và đến nay đã khẳng định được giá trị “vàng” cho bà con ND. Đến nay đã có trên 150 cơ sở chăn nuôi liên kết với Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) với quy mô từ 300-1.000 con/lứa.
Cùng với đó có gần 2.000 hộ tham gia nuôi lợn nông hộ an toàn bền vững liên kết chặt chẽ thông qua HTX, tổ hợp tác. Bên cạnh đó, Mitraco Hà Tĩnh còn liên kết với ND chuyển mạnh chăn nuôi bò nái ngoại để lai tạo phát triển đàn bò thịt chất lượng cao. Tất cả sản phẩm ND sản xuất ra đều được tiêu thụ thông qua nhà máy chế biến súc sản của Mitraco.
Một trong những thế mạnh của ND ở Hà Tĩnh thời gian qua là nuôi hươu (40.000 con) và nuôi tôm trên cát (2.000ha) đã biến ND ở những vùng đất đồi núi, cát ven biển hoang hóa thành những tỷ phú. Ngay những bãi cát hoang ven biển từ Cẩm Xuyên, Thạch Hà ra đến Nghi Xuân... được quy hoạch hình thành các vùng nuôi tôm và trồng rau, củ, quả xanh ngút ngàn (200ha) với công nghệ tưới của Israel tạo bước đột phá làm hồi sinh vùng cát hoang ven biển.
Theo ông Trần Huy Oánh-Phó Giám đốc Sở NNPTNT, Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh: Từ cú hích xây dựng NTM nhiều sản phẩm nông nghiệp hoàng hóa ra đời. Trong đó Hà Tĩnh có 4 sản phẩm trong 145 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2014 được vinh danh gồm cà rốt, măng tây, củ cải trắng và thực phẩm chức năng rượu nhung hươu do Trung ương Hội ND Việt Nam phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương vừa tổ chức.
Có thể bạn quan tâm
Giờ đây, chuyện nông dân làm du lịch không còn mới, lạ. Ngoài ý nghĩa mưu sinh, những “hướng dẫn viên chân đất” và “nhà tổ chức du lịch chân đất” này đã, đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngành “công nghiệp không khói” của đất nước.
Những cây xoài Ngự ở chùa Đá Trắng (Phú Yên) đã được nhiều người biết đến trước khi được công nhận là Cây di sản (cuối năm 2013). Ngày xưa, xoài chín ở đây đều phải dâng hết cho triều đình.
7 học viên là cán bộ hội nông dân (ND), hội viên, ND vừa hoàn thành khóa thực tập sinh 4 tháng ở các trang trại của CHLB Đức. Đây là đợt thực tập sinh đầu tiên sang Đức học làm nông nghiệp trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Hội ND Đức và Hội NDVN.
Đó là thành quả khi tham gia Dự án "Nâng cao năng lực quản lý ngành trồng trọt của Việt Nam với mục tiêu cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng" do Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) phối hợp với cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện.
Thời gian gần đây, bên cạnh việc đưa sâm Ngọc Linh (huyện Nam Trà My - Quảng Nam), Công ty cổ phần thương mại dược sâm Ngọc Linh Quảng Nam còn đưa thêm cây sâm Cao Ly (Hàn Quốc) di thực về trồng thử nghiệm tại huyện miền núi biên giới Tây Giang.