Unifarm xuất khẩu chuối già hương sang Nhật Bản
Đây là container chuối đầu tiên được Unifarm trồng tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái (xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) xuất khẩu cho đối tác Nhật Bản theo hợp đồng đã ký kết. Việc xuất khẩu này được xem như thành quả từ nỗ lực không ngừng của công ty trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc trồng và tạo ra sản phẩm chuối đạt tiêu chuẩn quốc tế, vượt qua những yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường Nhật Bản.
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái do Unifarm đầu tư rộng hơn 411 ha. Với việc ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp của các nước như Israel, Hàn Quốc và Nhật Bản, đến nay Unifarm đã trồng tại khu các loại nông sản sạch, chất lượng cao, đạt chuẩn Global GAP như: dưa lưới, dưa kim, chuối, mít, cà tím, các loại hoa, rau quả và dược liệu khác. Theo Tổng giám đốc Unifarm Phạm Quốc Liêm, trong năm 2015 công ty sẽ phát triển thêm khoảng 150 ha chuối để tiếp tục cung ứng cho các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2013, Mexico nhập gạo từ 6 quốc gia chủ yếu là Hoa Kỳ, Uruguay, Pakistan, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan. Riêng 5 tháng đầu năm, Mexico nhập từ Việt Nam khoảng 15.000 tấn.
Chiều ngày 05/6/2014, tại huyện Duyên Hải, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh phối hợp với Viện Hải dương học, Viện Địa lý Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh; lãnh đạo UBND huyện Duyên Hải, huyện Châu Thành và đại diện các Tổ hợp tác, Hợp tác xã nuôi nghêu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi nghêu ở các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh”.
Nằm trong chương trình “Năm doanh nghiệp Đà Nẵng 2014”, Sở Công thương Đà Nẵng vừa tổ chức hội nghị “kết nối cung- cầu sản phẩm của doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng” với sự tham dự của các hiệp doanh doanh nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn huyện Krông Bông (Dak Lak) đã có trên 67 ha mì (sắn) bị bệnh rệp sáp bột hồng, tập trung ở các xã Khuê Ngọc Điền, Hòa Sơn và thị trấn Krông Kmar.
Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Quang Húc cho biết, đời sống của hơn 4.000 người dân nơi đây vẫn chủ yếu dựa vào SXNN. Tuy nhiên, trồng lúa chỉ giúp dân chủ động lương thực, chứ để làm giàu có thì rất khó. Sông Bứa chạy qua xã Quang Húc có độ dài khoảng 3 km, nguồn nước tương đối sạch.