Bình tuyển 18 ngàn cây dừa mẹ để cải tạo giống dừa trong sản xuất đại trà
Trồng mới 90ha vườn dừa đạt chuẩn vườn dừa giống để đáp ứng nhu cầu cây dừa giống cho các năm sau. Tập huấn kỹ thuật chăm sóc dừa mẹ và sản xuất giống dừa nhằm thực hiện tốt việc quản lý giống cho 95% nông dân tham gia.
Địa bàn thực hiện tại 22 xã của 5 huyện: Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc (Bến Tre). Năm 2014, dự án chọn nông dân tham gia thiết lập vườn dừa giống với diện tích 28ha. Nông dân tham gia mô hình mẫu được hỗ trợ 50% giá trị cây giống. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật và các quy định của pháp luật về quản lý giống cho nông dân với số lượng 18 lớp, mỗi lớp 40 nông dân. Bình tuyển 3.600 cây dừa mẹ. Khảo sát chọn những vườn dừa từ 10 năm tuổi trở lên, không xen lẫn giữa nhóm dừa cao và dừa lùn. Trong đó, hơn 60% cây dừa giống khuyến cáo, hướng dẫn nông dân đăng ký bình tuyển cây dừa mẹ.
Dự án đã thiết lập vườn dừa giống cho nông dân đăng ký tham gia. Qua khảo sát, nông dân chưa đủ điều kiện, do nông dân có nhu cầu trồng xen, không trồng mới. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật thiết lập vườn dừa giống kỹ thuật canh tác cây dừa và các quy định. Đã tập huấn 18 lớp với 681 nông dân tham gia. Bình tuyển dừa mẹ theo tiêu chuẩn tạm thời được 3.552 cây so với kế hoạch 3.600 cây. Tổng kinh phí thực hiện 125,8 triệu đồng.
Dự án được sự quan tâm sâu sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự nhiệt tình hỗ trợ của các địa phương. Tuy nhiên, khó khăn là việc thiết lập vườn dừa giống chưa thực hiện được do đa số diện tích nông dân đã chuyển sang trồng dừa trước khi triển khai dự án, nay không còn đất để trồng mới. Nông dân chưa hiểu được tầm quan trọng của việc tuyển chọn giống dừa có năng suất và chất lượng tốt để cung ứng cho người trồng nên chưa mạnh dạn đăng ký bình tuyển cây dừa mẹ.
Có thể bạn quan tâm
Từ năm 2013 đến nay, Điện lực Đông Hòa (thuộc Công ty Điện lực Phú Yên) đã có nhiều nỗ lực cấp điện cho người dân, đặc biệt là các hộ nuôi tôm khu vực hạ lưu sông Bàn Thạch. Có điện phục vụ sản xuất, người dân rất phấn khởi, hiệu quả kinh tế mang lại cũng rất khả quan.
Gần đây, nắng nóng kéo dài và ngày càng gay gắt cùng với sự xuất hiện của một vài cơn mưa trái mùa dẫn đến môi trường nước thay đổi đột ngột, làm thiệt hại hàng ngàn ha tôm nuôi ở hai huyện Thới Bình và U Minh (Cà Mau).
Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), từ ngày 6 – 10/4, Tổ kiểm tra liên ngành UBND thành phố đã phối hợp với các đơn vị chức năng như:Chi cục Thủy sản, Công an thành phố Phan Thiết, UBND các phường liên quantiến hành kiểm tra, xử lý nghề bẫy tôm hùm con trong thời gian cấm trên vùng biển Phan Thiết.
Để tiêu thụ được hết lượng hải sản đánh bắt được, ngư dân phải thông qua “nậu”. Nhiều doanh nghiệp thu mua hải sản để chế biến xuất khẩu cũng phải nhờ “nậu”. Vậy “nậu” là ai, tại sao họ lại có thể thao túng giá hải sản trên thị trường?
Giá cá tra nguyên liệu phục vụ xuất khẩu tại ĐBSCL hiện giảm thêm khoảng 500 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần, kéo giá xuống ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015 đến nay.