Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Thanh Long Pô Thi An Giang

Cây Thanh Long Pô Thi An Giang
Ngày đăng: 12/09/2014

Thông qua hướng dẫn kỹ thuật, ông Hồ Văn Ri (ấp Pô Thi) mạnh dạn cải tạo vườn để trồng thanh long, kết quả đạt 16 triệu đồng/công/năm và chưa kể phần bán cây giống. Đây là lần đầu tiên khu vực đất pha cát ở xã An Cư (Tịnh Biên - An Giang) xuất hiện mô hình này, chứng tỏ khả năng cây trồng thích nghi tốt và thu nhập hơn nhiều loại trên cùng mặt đất.

Ông Hồ Văn Ri cho biết, 10 công vườn hiện có là tài sản của gia đình bao năm chắt chiu, từ Nhơn Hưng vô Pô Thi lập nghiệp mới có được. “Đến nay, cây thanh long chiếm 1/3 diện tích vườn, 2/3 còn lại là nhiều loại cây ăn trái khác. Nguồn thu nhập chính vẫn là thanh long, cây tạp thường lệ thuộc vào thời tiết và mùa màng năm vầy năm khác” – ông Ri cho hay.

Thanh long xứ núi không phải không có, nhà nông làm vườn đồi, vườn rừng đều có trồng ít hoặc nhiều. Do, giống bản địa bị thoái hóa, chất lượng không ngon, người hành hương và du khách đi núi ít mặn mà với loại này. Khi xuất hiện thanh long giống mới, thanh long ruột đỏ, mọi người lập tức đón nhận, giá cả cũng chấp nhận được.

Hôm đến thăm vườn thanh long, lão nông Hồ Văn Ri luôn miệng cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, những thầy cô ở Trường đại học Cần Thơ, các anh công tác chuyên ngành của huyện và xã. Bởi, những người này đã cho ông nghề làm ăn mới, cây trồng mới trên khu vực đất pha cát.

Chẳng hạn như, thanh long mỗi năm cho thu hoạch 8 đợt, năm đầu tiên mỗi đợt bán trái được khoảng 2 triệu đồng/công, coi như bù đắp chi phí đầu tư ban đầu. Từ năm thứ hai, năng suất sẽ cao hơn, thu nhập cũng tăng lên. “Hàng chục năm mua đất lập vườn, chưa bao giờ được như vậy. Cho nên, mình phải ráng bám theo cây này mới được, để tranh thủ cơ hội đi trước” – ông Ri tự tin.

Lão nông Hồ Văn Ri còn tiết lộ, nhờ cây thanh long giống mới, mà ông có điều kiện kinh tế đầu tư cho việc học của con gái Hồ Thanh Thủy đã tốt nghiệp đại học và hiện là cán bộ xã An Cư, còn thằng út Hồ Minh Trí cũng tốt nghiệp đại học ngành Nông- lâm. “Nếu không có nguồn lợi từ thanh long giống mới này, chắc phải tính đến chuyện bán đất để nuôi con ăn học.

Thà nghèo, đói, chứ không để tụi nó bỏ học nửa chừng” – ông Ri thiệt tình. Đây là hiệu quả chứng minh sau 3 – 4 năm, ông đến với mô hình trồng thanh long, xứng đáng với danh hiệu “Nông dân giỏi” khu vực ấp Pô Thi. Ở xã An Cư, ngay cả huyện Tịnh Biên đều biết lão nông Hồ Văn Ri (biệt danh “Tám Ri thanh long”), còn là một gia đình hiếu học ở vùng núi.

Năm học 2014-2015, gia đình lão nông Hồ Văn Ri nhận thêm một tin vui mới: Đứa cháu nội Hồ Thị Ngọc Hà thi đậu ngành Kiểm toán Trường đại học Cần Thơ; anh của cháu Hà là Hồ Đại Dương cũng bước vào năm thứ 2 ngành Công nghệ sinh học Trường đại học Cần Thơ.

“Đó là chưa kể mấy đứa nhỏ còn đang học trung học cơ sở, trung học phổ thông. Cha mẹ nó nghèo, mình phải gánh tiếp. Không có vườn thanh long, coi như khó khăn trăm bề.

Cực khổ thiệt, nhưng thấy cháu chịu học thì mình mừng rồi” – ông Ri phấn khởi. Đối với công việc làm ăn, ông vẫn chọn cây thanh long để nâng dần diện tích, bởi dự đoán thị trường và thị phần vùng núi, loại cây này đang hấp dẫn với vườn đồi và vườn rừng.

“Ngoài việc cải tạo vườn trồng thanh long, lão nông Hồ Văn Ri còn cung cấp giống, sẵn sàng trao đổi kỹ thuật canh tác loại cây trồng mới này. Ông hiện là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Pô Thi, xã An Cư”.


Có thể bạn quan tâm

Mận An Phước Tiêu Thụ Nhanh Trong Dịp Tết Mận An Phước Tiêu Thụ Nhanh Trong Dịp Tết

Đón xuân Giáp Ngọ năm nay người trồng mận rất phấn khởi, bởi đầu ra ổn định, hầu hết sản phẩm mận được thu hoạch cung ứng nhanh trong những ngày Tết. Với giá bán ra bình quân 9.000 đồng/kg, đây là nguồn thu khá lý tưởng, cùng những sản vật thu được trên đất rừng, giúp cho người dân nâng cao thu nhập, an tâm gắn bó với rừng.

12/02/2014
Giống Bơ Giống Bơ "Vàng" Tiềm Năng Của Bơ Ghép Đầu Dòng

Vinh dự hơn, giống bơ ghép của Trung tâm còn nhận được 2 giải do Viện Chất lượng Việt Nam trao tặng. Đó là “Huy chương Vàng chất lượng Việt Nam phù hợp tiêu chuẩn” và “Cúp vàng chất lượng Việt Nam phù hợp tiêu chuẩn”.

12/02/2014
Nâng Cao Chất Lượng Vú Sữa Lò Rèn Vĩnh Kim Theo Tiêu Chuẩn GAP Nâng Cao Chất Lượng Vú Sữa Lò Rèn Vĩnh Kim Theo Tiêu Chuẩn GAP

Khảo sát, tuyển chọn cây vú sữa Lò Rèn chất lượng cao, năng suất ổn định để làm cây đầu dòng phục vụ công tác nhân giống, tạo nguồn sản phẩm đồng nhất, chất lượng ổn định khi đưa ra thị trường;

12/02/2014
Vườn Bơ Đầu Dòng Tin Cậy Vườn Bơ Đầu Dòng Tin Cậy

Từ việc bình tuyển những cây bơ đầu dòng để nhân giống, đến nay, Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng đang sở hữu một vườn bơ đầu dòng có diện tích khoảng 2 sào. Mỗi năm, vườn bơ đầu dòng này cung cấp cho Trung tâm từ 40 – 50 ngàn chồi giống để sản xuất giống bơ ghép.

12/02/2014
Sau Tết, Cây Ăn Trái Vẫn Có Giá Ở Mức Cao Sau Tết, Cây Ăn Trái Vẫn Có Giá Ở Mức Cao

Nhiều loại trái cây được tiêu thụ mạnh trong dịp Tết vẫn có giá cao trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Điển hình nhất là trái cây có múi và vú sữa.

12/02/2014