Người Trồng Thanh Long Nhiều Nhất Sầm Dương
Ở xã Sầm Dương (Sơn Dương), ai cũng biết đến ông Trần Ánh Dương, thôn Thái Thịnh là người trồng thanh long nhiều nhất trong xã và là điển hình cho ý chí làm giàu của một cựu chiến binh, thương binh..
Ông Dương đi bộ đội chống đế quốc Mỹ, bị thương và nhiễm chất độc da cam/dioxin. Năm 1978, ông trở về địa phương làm nông nghiệp, tích cực khai phá ruộng vườn để phát triển kinh tế. Năm 2009, ông bắt đầu đưa 200 gốc thanh long đỏ vào trồng. Rồi từ số tiền bán thanh long tích góp được, ông mở rộng diện tích trồng cây thanh long. Đến nay nhà ông đã có 700 gốc thanh long cho thu hoạch. Trong vườn thanh long, vợ chồng ông trồng xen dứa và 150 cây na.
Thanh long của gia đình ông nổi tiếng thơm và ngọt nên được bà con trong xã và các thương nhân ở thành phố Tuyên Quang, Đoan Hùng (Phú Thọ) đến thu mua. Mỗi năm, gia đình ông thu được 40 - 50 triệu đồng tiền bán thanh long (sau khi đã trừ chi phí).
Ông Dương còn là người tự nguyện san nửa quả đồi của gia đình lấy đất làm đường cho thôn, là người đi đầu hưởng ứng phong trào làm đường bê tông nông thôn trong xã.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 5/6/2014, Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh Vĩnh Long kết hợp UBND xã Tân Long (Mang Thít) tổ chức hội nghị tổng kết và trao giấy chứng nhận mô hình sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP cho tổ hợp tác sản xuất lúa số 1.
Là địa phương có lợi thế phát triển về chăn nuôi, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của UBND tỉnh, huyện Chợ Mới đã được chọn để tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển đàn lợn nái Móng Cái thuần trên địa bàn toàn huyện giai đoạn 2012-2015.
Thực hiện đề án phát triển trạm bơm điện huyện giai đoạn 2011-2015, trong 3 năm (2011-2013) huyện Cao Lãnh đầu tư xây dựng được 42/57 công trình trạm bơm điện, đạt 76,68% kế hoạch đề án, phục vụ tưới tiêu cho gần 7.300ha/7.400ha đất sản xuất, đạt 98,5% kế hoạch đề án.
Thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học Lan Anh sẽ tăng cường mời các nhà khoa học về nói chuyện chuyên đề về ứng dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế.
Chị Nguyệt cho biết: “Trước khi bắt tay trồng hoa, tôi phải sang tận Đồng Tháp để xem mô hình, học kinh nghiệm do người bác ruột truyền lại”. Sau khi đã tích lũy được kiến thức kha khá, chị bắt tay vào cải tạo đất, lên liếp cho 1 công đất duy nhất của gia đình.