Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Sưa Giống Sốt Giá

Cây Sưa Giống Sốt Giá
Publish date: Thursday. January 22nd, 2015

Khi giá gỗ sưa trên thị trường chợ đen tăng vùn vụt, nhiều nông dân tỉnh Bình Phước bắt đầu đổ xô trồng giống cây này.

Không ít gia đình đang chặt bỏ những cây truyền thống như cao su, điều để chuyển qua trồng cây sưa với hy vọng sẽ là “cây vàng, cây bạc”. Theo đó giống cây sưa giống tăng lên vùn vụt.

Leo theo cơn sốt

Việc người nông dân “trúng quả” nhờ gỗ sưa, nhu cầu trồng gỗ sưa đang tăng đột biến trên địa bàn tỉnh Bình Phước là hoàn toàn có thật.

Trên các tuyến đường dọc theo thị xã Đồng Xoài về các huyện thị, ngang qua QL13, 14 dễ dàng bắt gặp nhiều cơ sở trưng bảng bán cây sưa giống. Do nhu cầu lớn nên giá cây giống sưa cũng cao ngất ngưởng, có nơi tới vài chục ngàn đồng/cây vài tháng tuổi.

Ông Trần Xuân Cảnh, chủ một cơ sở ươm giống cây sưa có tiếng ở phường Thác Mơ, thị xã Phước Long cho biết, từ đầu mùa đến nay, cơ sở của ông đã bán hơn 40 ngàn cây sưa giống, tăng gấp đôi so với cùng thời điểm của năm ngoái.

Theo ông Cảnh, hiện nhu cầu người dân vẫn rất cao, giá cây sưa con (giao tại trại giống) dao động 8.000 - 10.000đ/cây (nếu mua với số lượng từ vài ngàn cây trở lên). Cây sưa đỏ và sưa trắng, tuy cùng họ nhưng giá trị kinh tế chênh lệch nhau rất lớn.

Vườn cây sưa của cơ sở ông Cảnh được ươm từ hạt cây sưa trồng ở Hà Nội. “Các anh cũng chỉ cần biết thế thôi, chứ còn từ cây sưa cụ thế nào thì chúng tôi không nói được, tế nhị lắm!”, ông Cảnh nói.

Để chứng minh cây sưa của cơ sở mình có giá trị, ông Cảnh đốt hạt cây này cho xem và hùng hồn nói: “Nếu đốt lên có mùi thối (vì thế cây sưa đỏ còn được gọi là trắc thối) thì đích thị là hạt sưa đỏ!”.

Không chỉ các chủ vựa cây giống ăn nên làm ra nhờ cây sưa giống mà hiện nay trên địa bàn tỉnh bắt đầu xuất hiện những nhóm người bán giống dạo. Một nhóm gồm khoảng 4-5 người, chia nhau chạy khắp các huyện từ sáng đến tối.

Nhờ leo theo cơn sốt nên mỗi ngày họ bán được khoảng 200-300 cây sưa giống với giá rẻ hơn các cơ sở có địa chỉ rõ ràng.

Coi chừng ngậm trái đắng

Những gốc sưa bạc tỷ đang khiến những người nông dân chân lắm tay bùn, hàng ngày chỉ quanh quẩn với mấy nọc tiêu, cây điều bắt đầu nuôi giấc mộng làm giàu.

Người có tiền thì sẵn sàng chặt bỏ cao su, điều để trồng mới cây sưa, còn người ít vốn thì trồng xen trong vườn tiêu. Họ hoan hỉ với cơ hội làm giàu chỉ sau vài năm nữa mà không hề nghĩ ngợi đến những hệ luỵ đang rình rập đâu đó.

Còn nhớ câu chuyện về cây dó bầu hay cây hông (cây polyme) đã không ít người ngậm trái đắng cách đây chỉ chưa đầy 2 năm. Những cơn sốt như thế chưa kịp đem đến cho người dân sự đổi đời đã vội hạ nhiệt.

Khi những cây dó bầu, cây hông bắt đầu đến kỳ thu hoạch thì thương lái bỗng quay lưng. Nông dân trong tỉnh quặn lòng nhìn những vườn cây xanh mướt đang chết dần vì không xuất được. Giá rớt thê thảm khiến nhiều gia đình bỗng chốc thành con nợ. Đây là bài học cho nông dân trong việc phát triển sản xuất theo phong trào với mong muốn đổi đời như một giấc mơ.

Trước việc người dân ồ ạt trồng sưa, ông Nguyễn Minh Chiến - Quyền Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp (Sở NN-PTNT Bình Phước) khuyến cáo: “Hiện nay chưa có đơn vị nào đánh giá được giá trị thực của cây này. Đây là loại cây trồng lâu năm mới cho thu hoạch, vì vậy khi trồng thì nông dân phải trồng xen các cây ngắn ngày, không nên vội vàng phá bỏ các cây trồng khác mà mất đi nguồn thu nhập”.


Related news

Hướng Mở Từ Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau Hướng Mở Từ Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau

Thực hiện Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả tôm nuôi giai đoạn 2011 - 2015, xã Hiệp Tùng (Cà Mau) đang dần mở ra phương thức sản xuất mới, xây dựng các tổ hợp tác (THT) nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

Friday. May 11th, 2012
Rệu Rạo Thú Y Thủy Sản: Môi Hở Răng Lạnh Rệu Rạo Thú Y Thủy Sản: Môi Hở Răng Lạnh

Ở Quảng Ngãi, dịch bệnh liên tục hoành hành trên tôm. Người đau thì cần bác sỹ, tôm bệnh thì cần thú y thủy sản. Thế nhưng chẳng thấy bóng dáng cán bộ thú y thủy sản đâu, người nuôi tôm đơn độc chống chọi dịch bệnh trong vô vọng.

Saturday. March 24th, 2012
Thu Hơn Trăm Triệu/năm Nhờ Hiểu Ếch Thu Hơn Trăm Triệu/năm Nhờ Hiểu Ếch

Tôi bắt tay nghiên cứu cách cho ếch sinh sản qua tài liệu, sách báo, đồng thời đến những trang trại nuôi ếch nổi tiếng trong và ngoài tỉnh để học hỏi. Năm 2006, tôi đã cho ếch mẹ sinh sản thành công. Mỗi năm, đàn ếch bố mẹ của tôi sinh sản khoảng 6 vạn con giống, thu về 120 triệu đồng

Saturday. October 22nd, 2011
Nuôi Tôm Trước Nguy Cơ Dịch Bệnh Nuôi Tôm Trước Nguy Cơ Dịch Bệnh

Những tháng đầu năm 2011, người nuôi tôm Cà Mau rất phấn khởi, có thời điểm giá tôm nguyên liệu tăng lên đỉnh điểm, cao nhất từ trước đến nay

Friday. August 12th, 2011
Hiệu Quả Mô Hình Phát Triển Chè Shan, Bò H’ Mông Hiệu Quả Mô Hình Phát Triển Chè Shan, Bò H’ Mông

Ngày 10/5, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tổ chức Hội thảo "Sự tham gia của dân tộc thiểu số trong chuỗi giá trị chè Shan ở Hà Giang".

Friday. May 11th, 2012