Cây Sen Hiệu Quả Kinh Tế Và Giải Quyết Việc Làm Ở Đồng Tháp
Nhiều năm đứng trên đất lúa ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh (Đồng Tháp)... cây sen đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.
Những người trồng sen cho biết, sen rất dễ trồng và ít khi bị mất mùa. Sen sau khi trồng 2,5 đến 3 tháng thì bắt đầu thu hoạch. Kỹ thuật trồng sen cũng khá đơn giản, khi sen đã bén đất, người trồng nên bón phân dặm để kích thích tăng trưởng,...
Nguồn thu từ cây sen rất đa dạng, có thể bán hạt, bán gương, ngó, thậm chí cả lá sen. Ông Đỗ Thành Huê (64 tuổi) ngụ xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh cho biết: “Gương sen hiện có giá từ 12.000 - 13.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm rồi 5.000 - 6.000 đồng/kg. Với 2ha đất trồng sen vụ này, sau khi trừ chi phí tôi lời khoảng 40 - 50 triệu đồng”.
Từ hiệu quả kinh tế của cây sen và nhu cầu của thị trường, nhiều vựa thu mua và sơ chế sen đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Ông Sơn - chủ cơ sở sản xuất sen Minh Sơn (ấp 5, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười) cho biết, sau khi sơ chế (tách vỏ, lấy tim sen) hạt sen được cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang Đài Loan. Giá hạt sen sơ chế từ 60.000 - 75.000 đồng/kg. Lao động của cơ sở đa phần là người trong ấp và các ấp lân cận, với hàng chục hộ tham gia. Cơ sở cho người làm nhận sen về nhà để sơ chế với giá 14.000 đồng/kg. Bình quân một người có thể kiếm 50.000 - 60.000 đồng/ngày. Đa số người nhận sơ chế hạt sen là phụ nữ và các em nhỏ.
Chị Trần Thị Trang ngụ ấp 5, xã Mỹ Đông cho biết: “Vào vụ, gia đình tôi nhận sen về sơ chế, mỗi ngày làm được 4kg - 5kg hạt sen, kiếm được 50.000 - 70.000 đồng”. Bé Gia Nghi - con gái chị Trang mới 6 tuổi nhưng tay thoăn thoắt tách gương sen lấy hạt, bóc vỏ hạt rồi chà, thụt lấy tim sen thuần thục không thua gì người lớn.
Có thể bạn quan tâm
Tính từ đầu năm đến nay, diện tích tôm thương phẩm toàn tỉnh Ninh Thuận thả nuôi trên 955 ha, trong đó có 900 ha tôm thẻ chân trắng và 55 ha tôm sú. Tuy diện tích thả nuôi chỉ đạt 74% so với cùng kỳ năm trước, nhưng theo Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), tình hình bệnh trên tôm nuôi có xu hướng giảm và giá bán tôm thương phẩm tăng, đây được coi là tín hiệu vui về sự khởi sắc của nghề nuôi tôm thương phẩm trong tỉnh năm nay, đặc biệt đối với tôm thẻ chân trắng.
Năm 2000, một số vùng sản xuất lúa kém hiệu quả được phép chuyển đổi sang nuôi tôm, nhiều nông dân tưởng chừng đã bước được một chân vào cánh cửa đổi đời.
Mặc dù cơn bão số 10 không trực tiếp đổ bộ vào thành phố Hà Tĩnh, tuy nhiên, do mưa to kèm theo gió lớn nên các khu vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi ven đô bị thiệt hại khá nặng.
Trong năm 2013, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tiếp tục chỉ đạo các địa phương khôi phục, tận dụng và khai thác tối đa diện tích mặt nước hiện có để phát triển nuôi trồng thủy sản.
Tại Thanh Hóa: Đã có 4 hồ, đập tại huyện Tĩnh Gia đã bị tràn, vỡ khiến hàng nghìn hộ dân ở các xã Tân Trường, Trường Lâm, Mai Lâm, Trúc Lâm, Hải Thượng… bị cô lập trong nước lũ. Toàn huyện hiện có gần 2.000 ha lúa mùa đang thời kỳ thu hoạch, 1.500 ha hoa màu vụ đông vừa gieo trồng bị nước cuốn trôi, nhiều nhà dân bị sập đổ và hơn 30 ha nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất muối bị thiệt hại.