Cây Sen Hiệu Quả Kinh Tế Và Giải Quyết Việc Làm Ở Đồng Tháp

Nhiều năm đứng trên đất lúa ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh (Đồng Tháp)... cây sen đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.
Những người trồng sen cho biết, sen rất dễ trồng và ít khi bị mất mùa. Sen sau khi trồng 2,5 đến 3 tháng thì bắt đầu thu hoạch. Kỹ thuật trồng sen cũng khá đơn giản, khi sen đã bén đất, người trồng nên bón phân dặm để kích thích tăng trưởng,...
Nguồn thu từ cây sen rất đa dạng, có thể bán hạt, bán gương, ngó, thậm chí cả lá sen. Ông Đỗ Thành Huê (64 tuổi) ngụ xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh cho biết: “Gương sen hiện có giá từ 12.000 - 13.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm rồi 5.000 - 6.000 đồng/kg. Với 2ha đất trồng sen vụ này, sau khi trừ chi phí tôi lời khoảng 40 - 50 triệu đồng”.
Từ hiệu quả kinh tế của cây sen và nhu cầu của thị trường, nhiều vựa thu mua và sơ chế sen đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Ông Sơn - chủ cơ sở sản xuất sen Minh Sơn (ấp 5, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười) cho biết, sau khi sơ chế (tách vỏ, lấy tim sen) hạt sen được cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang Đài Loan. Giá hạt sen sơ chế từ 60.000 - 75.000 đồng/kg. Lao động của cơ sở đa phần là người trong ấp và các ấp lân cận, với hàng chục hộ tham gia. Cơ sở cho người làm nhận sen về nhà để sơ chế với giá 14.000 đồng/kg. Bình quân một người có thể kiếm 50.000 - 60.000 đồng/ngày. Đa số người nhận sơ chế hạt sen là phụ nữ và các em nhỏ.
Chị Trần Thị Trang ngụ ấp 5, xã Mỹ Đông cho biết: “Vào vụ, gia đình tôi nhận sen về sơ chế, mỗi ngày làm được 4kg - 5kg hạt sen, kiếm được 50.000 - 70.000 đồng”. Bé Gia Nghi - con gái chị Trang mới 6 tuổi nhưng tay thoăn thoắt tách gương sen lấy hạt, bóc vỏ hạt rồi chà, thụt lấy tim sen thuần thục không thua gì người lớn.
Related news

Con cá chép thường sau nửa năm cho ăn đậu tằm nhập từ Trung Quốc biến thành loại cá giòn với thịt ngon, nhưng có người đồn là nhờ ăn hóa chất mà cá biến thành

Chưa từng học qua một trường lớp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp nhưng với niềm đam mê, cô gái trẻ ở Quảng Nam đã quyết định thực hiện mơ ước của mình

Vượt qua nhiều khó khăn, dám nghĩ dám làm, sau 5 năm mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo của vợ chồng ông Nguyễn Hữu Nhẹ và bà Nguyễn Thị Loan, tổ dân phố 24

Mô hình nuôi ốc Nhồi (hay còn gọi là ốc bươu đen, ốc bươu ta) không còn là chủ đề mới trong hướng đi của nhiều hộ dân trong những năm gần đây.

Từ trồng hoa hồng cổ và chiết xuất hoa hồng thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu làm đẹp, anh Phan Văn Hoàn có thu nhập ổn định 40 triệu đồng/tháng.