Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Mì Trong Và Ngoài Mô Hình Ở Bình Thuận

Cây Mì Trong Và Ngoài Mô Hình Ở Bình Thuận
Ngày đăng: 16/05/2012

Thực tế hiện nay, sự sụt giảm về giá cả, hoành hành của sâu bệnh khiến năng suất mì giảm, hiệu quả đầu tư của bà con bị ảnh hưởng đáng kể. Trong khi đó, trồng mì theo mô hình trên địa bàn lại mang đến những kết quả bất ngờ.

Diện tích mì của tỉnh Bình Thuận từ năm 2006 - 2011 chiếm khoảng trên 21.000 ha đến gần 31.500 ha, tập trung tại các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân và Bắc Bình. Phần lớn diện tích mì được trồng trên các loại đất bạc màu và đất cát ven biển, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn hộ nông dân. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của cây mì Bình Thuận là năng suất thấp (bình quân từ 15 - 18 tấn/ha), do còn hạn chế trong việc chuyển giao, ứng dụng một số loại giống và chậm áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp tiên tiến như trồng xen, bón phân cân đối giữa NPK kết hợp phân hữu cơ vào sản xuất. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự thoái hóa, bạc màu của đất trồng.

Trong niên vụ 2011 - 2012 vừa qua, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ (Viện KHKTNNDHNTB) đã thực hiện mô hình trồng mì xen cây họ đậu trên địa bàn tỉnh, nhằm tăng hiệu quả kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, phát triển bền vững canh tác cây mì trên vùng đất cát. Có 4 mô hình được triển khai ở các xã trọng điểm trồng mì của huyện Bắc Bình là Bình Tân và Hồng Thái. Mô hình được thực hiện theo phương pháp canh tác tổng hợp gồm trồng xen các loại cây họ đậu, kết hợp bón phân vô cơ và phân hữu cơ. Theo Viện KHKT NNDHNTB, năng suất cây mì tại các điểm xây dựng mô hình đều cho năng suất cao hơn so với năng suất chung của vùng từ 33,9% - 51,9%. Cụ thể, mô hình đã thu hoạch xong tại các hộ ông Châu Văn Phối, Huỳnh Văn Tánh (xã Bình Tân) năng suất mì đạt 25 tấn/ha và hộ ông Phạm Dư (xã Hồng Thái) năng suất đạt 21,26 tấn/ha (cao hơn ngoài mô hình từ 33,9% - 51,9%), đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng mì đơn thuần. Đặc biệt, mô hình trồng đậu phộng xen mì cho lãi ròng từ 27,7 - 45,1 triệu đồng/ha, vượt gấp mấy lần ngoài thực tế, còn lãi ròng của mô hình đậu xanh xen mì từ 14 - 24,5 triệu đồng/ha, vượt hơn ngoài mô hình từ 2 - 3 lần.

Tuy vậy, theo một số hộ nông dân tại huyện Bắc Bình, những con số lợi nhuận mang lại từ mô hình trồng mì tại địa phương được tính với giá bán 1.600 đồng/kg, trong khi thực tế giá cả mặt hàng nông sản này của bà con ở Bắc Bình nói riêng và toàn tỉnh nói chung liên tục xuống thấp đến dưới 1.000 đồng/kg trong thời gian gần đây. Do đó, nhiều người sẽ lầm tưởng về hiệu quả của mô hình trồng mì, không ngần ngại tăng diện tích một cách khó kiểm soát. Song nông dân trồng mì cũng không phủ nhận rằng, sản xuất theo mô hình trồng xen mì với cây họ đậu góp phần tăng năng suất cây trồng. Ngoài ra, bà con có thể tận dụng được thân, lá, rễ của cây họ đậu làm thức ăn gia súc và góp phần cải thiện dinh dưỡng, giảm thoái hóa đất trên đất trồng. Đây là những yếu tố “kích thích” người dân trồng mì mong muốn tiếp tục nhân rộng mô hình canh tác bền vững trên đất cát và áp dụng kỹ thuật trồng xen, thâm canh cho các vùng sản xuất mì trên địa bàn tỉnh. Qua đó, vừa tạo được vùng nguyên liệu mì bền vững, vừa bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao hiệu quả sản xuất cho người trồng mì.

Có thể bạn quan tâm

Hơn 9 Nghìn Ha Sắn Trồng Trên Đất Lâm Nghiệp Hơn 9 Nghìn Ha Sắn Trồng Trên Đất Lâm Nghiệp

Theo thống kê của ngành lâm nghiệp tỉnh, năm 2010, Lào Cai có 7.785 ha sắn, đến cuối năm 2012 diện tích tăng lên là 9.305 ha sắn và trong năm 2013, con số này được đánh giá là tương đương.

29/07/2013
Liên Minh Sản Xuất Cà Phê Bền Vững Chư Prông Liên Minh Sản Xuất Cà Phê Bền Vững Chư Prông

Nằm trong hợp phần B của Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ, liên minh sản xuất cà phê bền vững Chư Prông (Gia Lai) giữa Tổ hợp tác gồm 100 hộ nông dân các xã Ia Phìn, Ia Băng, Ia Kly và thị trấn Chư Prông được triển khai thực hiện năm 2010.

29/07/2013
Mô Hình Trồng Chuối Trên Triền Núi Ở Thuận Bắc Mô Hình Trồng Chuối Trên Triền Núi Ở Thuận Bắc

Anh Lâm Văn xuyến, 58 tuổi, ở thôn đầu suối A (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc) trồng thí điểm 3.000 cây chuối trên 3 ha đất rẫy.

29/07/2013
Hiệu Quả Từ Dự Án Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi Hiệu Quả Từ Dự Án Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi

Là huyện miền núi ven biển có gần 70% là người dân tộc thiểu số, 5/6 xã là vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế, nên việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa không chỉ đối với đời sống người dân mà còn là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế huyện Thuận Bắc phát triển.

29/07/2013
Tổ Chức Lại Sản Xuất Nghề Cá Tổ Chức Lại Sản Xuất Nghề Cá

Nhìn lại năm qua, với tổng sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh lên khoảng 63.669 tấn, vượt 11,7% kế hoạch và tăng 13,9% so với năm trước, có thể lạc quan trước sức phát triển mới về năng lực tàu cá tỉnh ta. Tuy nhiên, nếu nhìn ở cơ cấu hải sản đánh bắt với 80% sản lượng là cá cơm, cá nục và hầu như chưa có sự chuyển dịch đáng kể nào về thuyền nghề, chúng tôi không khỏi băn khoăn trước tương lai nghề cá tỉnh nhà.

29/07/2013