Trồng Rừng Vượt Kế Hoạch Hơn 1.000 Ha

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thực hiện phương châm giải quyết đất lâm nghiệp bị bao chiếm đến đâu, thì tổ chức trồng rừng đến đó.
Từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh trồng hơn 5.054 ha rừng (vượt kế hoạch hơn 1.000 ha), tăng hơn 5 lần so với 5 năm trước (từ năm 2004 đến 2008 tổng diện tích trồng rừng toàn tỉnh là 945,8 ha).
Cụ thể, năm 2009 trồng được 1.009 ha/950ha; năm 2010 trồng 1.079 ha/700 ha; năm 2011 trồng 1.244 ha/805 ha; năm 2012 trồng 1.005 ha/945ha; năm 2013 trồng 717 ha/630 ha.
Nhìn chung, hầu hết diện tích rừng trồng trên đất giải quyết bao chiếm (chiếm trên 75% tổng diện tích trồng rừng) đều phát triển tốt. Riêng 11 ha ở khu rừng đặc dụng Núi Bà có tỷ lệ sống thấp, Ban quản lý khu rừng đang đề nghị hộ nhận khoán tiến hành trồng dặm lại; ở Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng có 30,9 ha sinh trưởng yếu, Ban quản lý đã có kế hoạch chăm sóc để nâng chất lượng rừng trồng đối với diện tích này.
5 năm qua, dù công tác trồng rừng đã vượt chỉ tiêu kế hoạch, nhưng khâu chuẩn bị cây giống, vốn không kịp thời và một số diện tích đã xử lý xong, không đủ cây giống để trồng.
Sắp tới, Sở tiếp tục chỉ đạo các Ban quản lý rừng, tổ chức kiểm tra, quản lý và hướng dẫn chăm sóc tốt diện tích rừng đã trồng, bảo đảm đạt chất lượng, được nghiệm thu. Đồng thời, chuẩn bị đủ cây giống, mặt bằng, thiết kế trồng rừng trên diện tích xử lý, đạt tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định đối với từng loại rung.
Có thể bạn quan tâm

Để có được thu nhập hàng trăm triệu từ nuôi cua, ông Hoàng Thế Lộc (thôn Hoà Lâm, xã Hòa Long, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội) đã từng còng lưng ngoài đồng nhiều ngày trời, chỉ để “rình” cua kiếm ăn, tìm mồi như thế nào để... áp dụng vào ao nuôi của mình.

Theo lời giới thiệu của cán bộ Hội Nông dân xã Định An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, chúng tôi tìm đến nhà anh Phan Thanh Bình (sinh năm 1981) ở ấp 2, An Phước. Vừa làm công nhân tại Nông trường Cao su Trần Văn Lưu vừa chăn nuôi trâu sinh sản, anh Bình trở thành tấm gương điển hình về làm kinh tế giỏi, đi lên từ chính nghề nuôi trâu.

Đi ngang qua ven biển Khai Long, địa phận ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), phóng tầm mắt, một bên là bãi Khai Long sôi động với nghề nuôi nghêu, một bên là rừng đước thẳng hàng. Quan sát dưới chân rừng, ấn tượng bởi một hình ảnh thực sự bất ngờ ngay giữa miền biển Đất Mũi: Đó là hàng trăm con dê đang mải mê kiếm ăn. Những hình ảnh đẹp, bình dị này khiến nhiều người nghĩ rằng đang lạc về một chốn thảo nguyên thanh bình chứ không phải đang ở miền biển cực Nam Tổ quốc.

Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.

Là người tiên phong chăn nuôi giống gà Phùng tại địa phương, mỗi năm gia đình chị Phạm Thị Hoan, xóm Tân Đông, Đồng Văn, Tân Kỳ (Nghệ An) thu lãi hơn gần 500 triệu đồng.