Cây Hồ Tiêu Ở Chư Đăng Ya (Gia Lai)
Cây hồ tiêu xuất hiện ở Chư Đăng Ya-xã đặc biệt khó khăn của huyện Chư Pah (Gia Lai) từ năm 2008 với quy mô nhỏ lẻ và chính thức phát triển mạnh từ năm 2012 đến nay.
“Hiện tại, diện tích trồng tiêu của xã trên 20 ha-con số không nhiều so với tổng diện tích đất canh tác toàn xã gần 1.000 ha nhưng đã mở ra hướng chuyển dịch cây trồng mới giúp người dân xã nghèo thoát nghèo bền vững trong tương lai”-Chủ tịch UBND xã Chư Đăng Ya cho biết.
Một trong những cơ sở để kiểm chứng hiệu quả của cây tiêu trên đất Chư Đăng Ya chính là vườn tiêu 1.800 trụ của gia đình anh Henh, làng Có-người đầu tiên đưa cây tiêu về trồng tại xã. Lúc tôi đến, anh Henh cùng 3 người nữa đang thu hoạch tiêu.
Anh Henh cho biết trong 1.800 trụ tiêu của anh, 800 trụ chưa đến thời kỳ thu hoạch. 500 trụ tiêu đang thu bói và 500 trụ thời kỳ kinh doanh. Dựa vào lượng tiêu hái hàng ngày thì sản lượng tiêu thu được từ 500 trụ tiêu thời kỳ thu bói không dưới 1 tấn tiêu khô.
Còn 500 trụ tiêu kinh doanh chưa thu hoạch nên khó đưa ra con số chính xác sản lượng tiêu đạt bao nhiêu song cách đây mấy ngày, anh Henh chọn 1 trụ tiêu sai hạt nhất trong số 500 trụ tiêu kinh doanh để thu hoạch, kết quả đạt 16,3 kg. Mật độ đậu hạt của các trụ tiêu còn lại không bằng trụ chọn làm điểm nhưng không dưới 12 kg/trụ.
Từ dự ước này, anh Henh tin chắc vụ tiêu năm nay gia đình thu được từ 4 đến 5 tấn tiêu khô. Với giá tiêu tư thương thu mua hiện nay trên 130 ngàn đồng/kg tiêu khô thì vụ tiêu này anh Henh thu trên 500 triệu đồng tiền bán tiêu.
Theo ông Lê Đức Thụ-cán bộ Văn phòng UBND xã Chư Đăng Ya, ngoài anh Henh, một vài vườn tiêu khác trên địa bàn xã đã thu hoạch xong, năng suất tiêu đạt không thấp hơn vườn tiêu của anh Henh đã thúc đẩy người dân trên địa bàn xã đầu tư trồng tiêu. Ngay cả anh Henh-người đã có 1.800 trụ tiêu song sau vụ thu hoạch này sẽ đầu tư trồng thêm 200 trụ tiêu nữa.
Mới đây, Trưởng thôn làng Ya-ông Yưt cũng mạnh dạn trồng 200 trụ tiêu và nhiều hộ còn quỹ đất thì đầu tư trồng tiêu quy mô lớn, hộ ít đất thì cải tạo vườn tạp để trồng tiêu. Hồ tiêu phát triển mạnh trong những năm gần đây ít nhiều xóa bỏ tâm lý lo ngại sự phát triển của loại cây trồng mới này trong dân. Việc đào giếng lấy nước trồng tiêu cũng dễ dàng hơn. Nguồn giống, trụ bê tông trồng tiêu được cung ứng tại chỗ làm giảm chi phí đầu tư.
Dù phong trào trồng tiêu đang phát triển mạnh ở Chư Đăng Ya, song khảo sát thực tế cho thấy phong trào này mới đến được các hộ dân có vốn tích lũy còn các gia đình khó khăn về kinh tế dù có nguyện vọng cải tạo vườn nhà, chuyển đổi diện tích cà phê, cây dong riềng, mì, cây hàng năm kém hiệu quả và cả diện tích trồng mía hiện nay sang trồng tiêu nhưng chưa thực hiện được vì không có vốn đầu tư. Với giá tiêu hiện nay, 1 sào tiêu thu nhập vài chục triệu đồng, cao hơn nhiều lần trồng cà phê, dong riềng, mía và các loại cây trồng hàng năm khác.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 23/7, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Hội Xuất khẩu sữa Hoa Kỳ tổ chức hội thảo về “mô hình tổ chức, công nghệ mới trong chăn nuôi bò sữa và đánh giá phát triển chăn nuôi bò sữa theo Quyết định 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa.
Sáng nay (2-4), tại Hội trường Liên Đoàn lao động tỉnh Phú Yên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức buổi đối thoại chính sách “tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị”. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ Festival Thủy sản Việt Nam – Phú Yên 2014; được Truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Hiện cả nước có khoảng 200 nghìn con bò sữa, sản lượng sữa của cả nước cũng lên đến hơn 450 nghìn tấn. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng phát triển, sản lượng sữa hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Ngày 31/3/2014, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 9 giai đoạn từ ngày 1/8/2011 đến 31/7/2012 (POR 9) đối với philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
Phần lớn con giống đưa vào chăn nuôi nhập từ các địa phương khác hoặc do người dân tự sản xuất, trong khi nhiều giống vật nuôi đặc sản lại chưa phát huy được thế mạnh.