Tăng Cường Quản Lý Cơ Sở Nuôi Động Vật Hoang Dã
Để đảm bảo các quy định về nuôi động vật hoang dã (ĐVHD), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều biện pháp quản lý.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 204 cơ sở gây nuôi ĐVHD đã được cấp giấy chứng nhận với hơn 26.900 cá thể các loại. Trong đó, 17 cơ sở nuôi 22.970 cá thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm; 182 cơ sở nuôi 3.917 cá thể ĐVHD thông thường và một số cơ sở nuôi các loại ĐVHD khác. Các loài được nuôi chủ yếu gồm: gấu, khỉ, rắn, cá sấu nước ngọt, nhím, heo rừng, hươu sao...
Ngoài 3 trại nuôi của Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú, Khu du lịch và giải trí Nha Trang, Công viên Du lịch Yang Bay nuôi ĐVHD để phục vụ khách du lịch thì 201 cơ sở còn lại đều nuôi ĐVHD với mục đích thương mại. Hiện nay, số ĐVHD được các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nuôi chiếm hơn 80% tổng đàn. Các hộ gia đình và cá nhân chủ yếu nuôi theo phong trào, số lượng cá thể ĐVHD của mỗi gia đình không nhiều.
Theo ông Lê Thanh Hóa - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Ninh Hòa, sở dĩ thời gian gần đây, hoạt động gây nuôi các loài ĐVHD ở hộ gia đình và cá nhân giảm nhiều so với trước là do vốn đầu tư rất lớn; trong khi đó, giá cả đầu ra của một số loài ĐVHD xuống thấp, nhất là nhím, heo rừng...
Việc gây nuôi sinh sản ĐVHD là một trong những biện pháp để bảo tồn nguồn gen, hạn chế khai thác từ tự nhiên, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, nếu quản lý không tốt sẽ rất dễ xảy ra tình trạng các đối tượng xấu lợi dụng để buôn bán ĐVHD trái phép. Đối với các cơ sở gây nuôi ĐVHD hung dữ, nếu không đảm bảo được các yếu tố an toàn về chuồng trại thì rất dễ gây nguy hiểm tới tính mạng con người...
Một vấn đề khác được ngành Kiểm lâm tỉnh quan tâm là việc phòng ngừa dịch bệnh cho ĐVHD nuôi tại các cơ sở. Hiện nay, công tác này gặp không ít khó khăn do chưa có quy định cụ thể, việc phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi các loài ĐVHD chưa có sự quản lý của cơ quan Thú y.
Qua kiểm tra của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hiện nay, chỉ có các trại nuôi ĐVHD của các đơn vị thành viên Tổng Công ty Khánh Việt và cơ sở nuôi ĐVHD của Khu du lịch và giải trí Nha Trang là có cán bộ thú y chuyên theo dõi tình hình dịch bệnh của thú nuôi; còn lại, kiến thức phòng, ngừa dịch bệnh các loài ĐVHD ở các cơ sở nuôi ĐVHD thuộc phạm vi quản lý của hộ gia đình, cá nhân rất hạn chế.
Để quản lý tốt các cơ sở nuôi nhốt ĐVHD, Chi cục Kiểm lâm tỉnh chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các địa phương phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ sở, ngành chức năng nắm chắc tình hình gây nuôi ĐVHD trên địa bàn, thẩm định các điều kiện gây nuôi trước khi cấp giấy đăng ký trại nuôi. Bên cạnh đó, Chi cục kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để đưa hoạt động gây nuôi ĐVHD đi vào nề nếp.
Ông Trần Minh Thu - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, đến nay, Chi cục đã cấp 100% sổ theo dõi khai báo xuất nhập ĐVHD đến từng tổ chức, cá nhân, hộ nuôi ĐVHD; kiểm tra định kỳ về điều kiện chuồng trại an toàn cho người và vật nuôi nhốt, công tác vệ sinh môi trường, kỹ thuật chăm sóc, ngăn ngừa dịch bệnh, việc ghi chép sổ sách theo dõi đàn ĐVHD nuôi; xử lý nghiêm những trường hợp mua ĐVHD không có nguồn gốc hợp pháp đưa vào nhập đàn.
Bên cạnh đó, Chi cục còn tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ ĐVHD cho cán bộ, công chức kiểm lâm, cán bộ, công chức ở các cơ quan chức năng, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân tham gia nuôi ĐVHD theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo các quy định về nuôi động vật hoang dã (ĐVHD), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều biện pháp quản lý.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 204 cơ sở gây nuôi ĐVHD đã được cấp giấy chứng nhận với hơn 26.900 cá thể các loại. Trong đó, 17 cơ sở nuôi 22.970 cá thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm; 182 cơ sở nuôi 3.917 cá thể ĐVHD thông thường và một số cơ sở nuôi các loại ĐVHD khác.
Các loài được nuôi chủ yếu gồm: gấu, khỉ, rắn, cá sấu nước ngọt, nhím, heo rừng, hươu sao... Ngoài 3 trại nuôi của Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú, Khu du lịch và giải trí Nha Trang, Công viên Du lịch Yang Bay nuôi ĐVHD để phục vụ khách du lịch thì 201 cơ sở còn lại đều nuôi ĐVHD với mục đích thương mại. Hiện nay, số ĐVHD được các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nuôi chiếm hơn 80% tổng đàn.
Các hộ gia đình và cá nhân chủ yếu nuôi theo phong trào, số lượng cá thể ĐVHD của mỗi gia đình không nhiều. Theo ông Lê Thanh Hóa - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Ninh Hòa, sở dĩ thời gian gần đây, hoạt động gây nuôi các loài ĐVHD ở hộ gia đình và cá nhân giảm nhiều so với trước là do vốn đầu tư rất lớn; trong khi đó, giá cả đầu ra của một số loài ĐVHD xuống thấp, nhất là nhím, heo rừng...
Việc gây nuôi sinh sản ĐVHD là một trong những biện pháp để bảo tồn nguồn gen, hạn chế khai thác từ tự nhiên, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, nếu quản lý không tốt sẽ rất dễ xảy ra tình trạng các đối tượng xấu lợi dụng để buôn bán ĐVHD trái phép. Đối với các cơ sở gây nuôi ĐVHD hung dữ, nếu không đảm bảo được các yếu tố an toàn về chuồng trại thì rất dễ gây nguy hiểm tới tính mạng con người...
Một vấn đề khác được ngành Kiểm lâm tỉnh quan tâm là việc phòng ngừa dịch bệnh cho ĐVHD nuôi tại các cơ sở. Hiện nay, công tác này gặp không ít khó khăn do chưa có quy định cụ thể, việc phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi các loài ĐVHD chưa có sự quản lý của cơ quan Thú y.
Qua kiểm tra của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hiện nay, chỉ có các trại nuôi ĐVHD của các đơn vị thành viên Tổng Công ty Khánh Việt và cơ sở nuôi ĐVHD của Khu du lịch và giải trí Nha Trang là có cán bộ thú y chuyên theo dõi tình hình dịch bệnh của thú nuôi; còn lại, kiến thức phòng, ngừa dịch bệnh các loài ĐVHD ở các cơ sở nuôi ĐVHD thuộc phạm vi quản lý của hộ gia đình, cá nhân rất hạn chế.
Để quản lý tốt các cơ sở nuôi nhốt ĐVHD, Chi cục Kiểm lâm tỉnh chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các địa phương phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ sở, ngành chức năng nắm chắc tình hình gây nuôi ĐVHD trên địa bàn, thẩm định các điều kiện gây nuôi trước khi cấp giấy đăng ký trại nuôi. Bên cạnh đó, Chi cục kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để đưa hoạt động gây nuôi ĐVHD đi vào nề nếp.
Ông Trần Minh Thu - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, đến nay, Chi cục đã cấp 100% sổ theo dõi khai báo xuất nhập ĐVHD đến từng tổ chức, cá nhân, hộ nuôi ĐVHD; kiểm tra định kỳ về điều kiện chuồng trại an toàn cho người và vật nuôi nhốt, công tác vệ sinh môi trường, kỹ thuật chăm sóc, ngăn ngừa dịch bệnh, việc ghi chép sổ sách theo dõi đàn ĐVHD nuôi; xử lý nghiêm những trường hợp mua ĐVHD không có nguồn gốc hợp pháp đưa vào nhập đàn.
Bên cạnh đó, Chi cục còn tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ ĐVHD cho cán bộ, công chức kiểm lâm, cán bộ, công chức ở các cơ quan chức năng, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân tham gia nuôi ĐVHD theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện chủ trương chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi thuỷ sản, từ năm 2003, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) đã chuyển đổi 3ha đất lúa ở xóm 10 sang nuôi cá diêu hồng. Đây là giống cá có khả năng thích ứng với thay đổi thời tiết, chịu nóng, lạnh tốt, ít nhiễm bệnh, lớn nhanh hơn cá truyền thống từ 2-3 lần, lại đẹp mã nên rất được ưa chuộng trong tiêu dùng, nhất là trong các nhà hàng, khách sạn...
Ngày 7/11, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 3464/QĐ-UBND về việc công bố dịch lở mồm long móng trên gia súc ở các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Nghi Xuân.
Do đó, khi đề tài được thực hiện sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi tỉnh nhà. Đồng thời, giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập khi gắn bó với mô hình này.
Đề tài nhằm xác định thực trạng sử dụng kháng sinh hiện đang dùng điều trị bệnh ở tôm hùm nuôi lồng bè; xác định hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngoại bào thường gặp trên tôm hùm bị bệnh làm cơ sở để đề xuất giải pháp phòng, trị bệnh thân đỏ do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và bệnh sữa do vi khuẩn Ricketsialike gây ra trên tôm hùm nuôi lồng bè tại tỉnh Phú Yên một cách hiệu quả.
Đến hết tháng 10, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 72.380 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, sản lượng khai thác chủ yếu là cá, với gần 62.000 tấn, tăng 4,27% so với cùng kỳ năm trước.