Cây dừa lạ có hình rồng, phụng ở Khánh Hòa

Cây dừa “lạ” trên phần đất của ông Khỏi
“Tùy vào trí tưởng tượng của mỗi người, mà cây dừa được “gắn” hình tượng khác nhau. Có người nói giống con rồng đang bay lượn, nhưng cũng có người lại nói là… 1 con chim phượng.
Bản thân tôi chỉ thấy nó lạ so với những cây dừa khác, chứ chưa xác định nó giống hình con gì”, ông Khỏi nói tếu.
“Nếu cho rằng cò hình thù kỳ lạ do ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật thì chưa hẳn, bởi những cây dừa xung quanh không giống như thế; có thể nó “đột biến”.
Lần ra đọt đầu tiên cây dừa đã có hình hài lạ. Ban đầu, tôi nghĩ nó bị bệnh nên chặt bỏ, nhưng sau đó nó lại tiếp tục trổ đọt quắn như vậy…”.
Những cây dừa gần đó vẫn phát triển bình thường
Cây dừa lạ không thể cho trái, chỉ có thể làm cây cảnh cho vui mắt, nên ông Khỏi dự tính sẽ chuẩn bị chậu để bứng vào chưng trong Tết này.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 10 ngày qua, giá tôm hùm thương phẩm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) tăng nhẹ trở lại. Hiện tôm loại 1 có giá hơn 1,7 triệu đồng/kg, tôm loại 2 và loại 3 giá từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng/kg, cao hơn 200.000 đồng so với trước đây 2 tuần.

Niên vụ 2012 - 2013, tổng diện tích mía tím trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) tăng hơn 300 ha. Nếu như trước đây, mía tím chỉ được trồng ở những khu vực đất đai màu mỡ, gần nguồn nước như: xã Sơn Hiệp, Ba Cụm Bắc, thị trấn Tô Hạp... thì hiện nay, cây mía tím đã được trồng ở một số khu vực có điều kiện sản xuất không thuận lợi như xã Ba Cụm Nam.

Sáng nay (28/9), Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương và UBQG Tìm kiếm cứu nạn vừa ra công điện số 70 gửi các tỉnh sẽ chịu ảnh hưởng bão số 10 là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Thực tiễn sản xuất đã và đang đặt ra yêu cầu cấp bách cần có tư duy mới, cách tiếp cận hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp… Mô hình liên kết mới thật sự đạt được mục tiêu như mong muốn: hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm nông sản, để người nông dân không bị thiệt.

Nhằm khai thác tiềm năng về đất đai, lao động của địa phương, những năm qua Đảng ủy, UBND Thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng - Nam Định) đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản. UBND thị trấn đã rà soát thực địa, xây dựng quy hoạch phát triển vùng nuôi. Hằng năm, thị trấn tổ chức từ 8 - 10 lớp đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi thủy sản cho hàng trăm lượt hộ dân