Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Đu Đủ Nhiễm Bệnh Khảm Vàng

Cây Đu Đủ Nhiễm Bệnh Khảm Vàng
Ngày đăng: 12/07/2013

Từ đầu năm đến nay, nhiều vườn đu đủ của nông dân xã Đá Bạc (huyện Châu Đức - Bà Rịa Vũng Tàu) đã bị nhiễm bệnh “khảm vàng” với tốc độ lây lan nhanh, làm năng suất thu hoạch giảm mạnh.

Được đưa vào trồng từ năm 2009, đến nay, đu đủ đã trở thành một loại cây trồng chủ lực ở các xã vùng sâu như Đá Bạc, Suối Rao, Xuân Sơn, Sơn Bình của huyện Châu Đức… Tuy nhiên, từ đầu năm 2013 đến nay, một số vườn đu đủ trên địa bàn xã Đá Bạc đã nhiễm bệnh khảm vàng gây rụng trái hoặc trái ra èo uột.

Nhiều người đã đổ tiền mua thuốc cứu cây nhưng không ăn thua. Anh Hồ Ngọc Tuấn, ở thôn Phú Sơn, xã Đá Bạc, có vườn cây đu đủ hơn 1ha đang bị nhiễm bệnh, ít trái và không được to đẹp. Anh Tú cho biết: “Cây đu đủ cứ bị vàng đọt, vàng lá và quả ra không đậu được. Đầu tư 1 ha đu đủ tốn hết 70 triệu đồng nhưng với năng suất như vầy, lỗ vốn là chắc”.

Còn anh Nguyễn Văn Vinh, cũng ở thôn Phú Sơn, xã Đá Bạc, đang trồng khoảng 3 sào với 700 cây đu đủ. Hiện vườn cây khá đẹp, nhưng anh không khỏi lo lắng khi thấy vườn đu đủ các hộ khác bị nhiễm bệnh. Anh Vinh cho biết nếu phát triển tốt, cứ 1 sào 200 cây đu đủ sẽ thu 80 triệu đồng/năm, trừ đi chi phí các loại thì lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng. Còn nếu bị nhiễm bệnh phải chặt bỏ mùa này thì không những bị thiệt hại nặng về vốn, mà còn phải chờ 2 năm sau mới trồng lại được, do rễ đu đủ ở trong đất bị nhiễm bệnh, chưa tiêu hủy ngay được.

Ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đá Bạc đã khuyến cáo bà con nên phun đều thuốc để trừ nấm bệnh khảm vàng trên vườn cây đu đủ, nhằm hạn chế thiệt hại. Anh Lương Sanh Phước, cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Châu Đức cho biết, bệnh gây ra hiện tượng khảm ở lá cây, lá có nhiều vết màu vàng xanh lẫn lộn, khảm càng nặng lá càng biến sang màu vàng. Quả nhỏ, biến dạng, chai sượng.

Hiện nay chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu bệnh này, trước mắt có thể áp dụng một số biện pháp phòng trị như: không trồng đu đủ ở những vùng đã nhiễm bệnh; chọn lọc, vệ sinh vườn đu đủ thường xuyên để loại bỏ cây bệnh, tránh lây lan phun thuốc hoá học kết hợp các biện pháp diệt côn trùng truyền bệnh, nhất là rệp bông và rệp đào. Một số thuốc hữu hiệu trừ rệp: Bassa, Trebon, Pegasus, Applaud, Sumicidin, Supracid.


Có thể bạn quan tâm

Ngành muối không ít khó khăn để phát triển Ngành muối không ít khó khăn để phát triển

Công ty CQG Consulting (Công ty tư vấn của Úc) vừa làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT để tìm hiểu, đánh giá tiềm năng phát triển sản xuất muối của tỉnh, qua đó tư vấn cho nhà đầu tư vào hợp tác sản xuất muối biển tại Bình Thuận, với sản lượng khoảng 300.000 tấn/năm...

01/08/2015
Người tiêu dùng bối rối vì dưa Trung Quốc Người tiêu dùng bối rối vì dưa Trung Quốc

Thời gian gần đây, nhiều người tiêu dùng thắc mắc về loại dưa lưới, dưa vàng đang bày bán rất nhiều trên thị trường không biết là của Trung Quốc hay Việt Nam. Giá các loại dưa này hiện dao động 20.000-35.000 đồng/kg.

01/08/2015
Nhãn lồng lần đầu chờ sang Mỹ Nhãn lồng lần đầu chờ sang Mỹ

Mới đầu vụ thu hoạch, nhưng khắp các cánh đồng huyện Khoái Châu và thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) đã bắt đầu nhộn nhịp người mua, kẻ bán. Năm nay, lần đầu tiên nhãn được xuất sang thị trường Mỹ.

01/08/2015
Nông sản, thực phẩm Nhật Bản vào Việt Nam tăng nhanh Nông sản, thực phẩm Nhật Bản vào Việt Nam tăng nhanh

VN là quốc gia đứng vị trí thứ 7 trong tổng số các quốc gia mà Nhật Bản xuất khẩu sản phẩm nông sản, thực phẩm gắn với số lượng nhà hàng Nhật Bản có hướng tăng nhanh.

01/08/2015
Mở đường bơi cho cá tra Mở đường bơi cho cá tra

Trước áp lực từ sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, mở “đường bơi” cho cá tra đòi hỏi phải đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chuỗi giá trị, đặc biệt là sự “phân khúc” để phù hợp với từng thị trường... Đó là những ý kiến được nêu bật tại Hội nghị “Bàn giải pháp chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cá tra” diễn ra ngày 30.7 tại TP. Cần Thơ.

01/08/2015