Cây Đu Đủ Nhiễm Bệnh Khảm Vàng

Từ đầu năm đến nay, nhiều vườn đu đủ của nông dân xã Đá Bạc (huyện Châu Đức - Bà Rịa Vũng Tàu) đã bị nhiễm bệnh “khảm vàng” với tốc độ lây lan nhanh, làm năng suất thu hoạch giảm mạnh.
Được đưa vào trồng từ năm 2009, đến nay, đu đủ đã trở thành một loại cây trồng chủ lực ở các xã vùng sâu như Đá Bạc, Suối Rao, Xuân Sơn, Sơn Bình của huyện Châu Đức… Tuy nhiên, từ đầu năm 2013 đến nay, một số vườn đu đủ trên địa bàn xã Đá Bạc đã nhiễm bệnh khảm vàng gây rụng trái hoặc trái ra èo uột.
Nhiều người đã đổ tiền mua thuốc cứu cây nhưng không ăn thua. Anh Hồ Ngọc Tuấn, ở thôn Phú Sơn, xã Đá Bạc, có vườn cây đu đủ hơn 1ha đang bị nhiễm bệnh, ít trái và không được to đẹp. Anh Tú cho biết: “Cây đu đủ cứ bị vàng đọt, vàng lá và quả ra không đậu được. Đầu tư 1 ha đu đủ tốn hết 70 triệu đồng nhưng với năng suất như vầy, lỗ vốn là chắc”.
Còn anh Nguyễn Văn Vinh, cũng ở thôn Phú Sơn, xã Đá Bạc, đang trồng khoảng 3 sào với 700 cây đu đủ. Hiện vườn cây khá đẹp, nhưng anh không khỏi lo lắng khi thấy vườn đu đủ các hộ khác bị nhiễm bệnh. Anh Vinh cho biết nếu phát triển tốt, cứ 1 sào 200 cây đu đủ sẽ thu 80 triệu đồng/năm, trừ đi chi phí các loại thì lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng. Còn nếu bị nhiễm bệnh phải chặt bỏ mùa này thì không những bị thiệt hại nặng về vốn, mà còn phải chờ 2 năm sau mới trồng lại được, do rễ đu đủ ở trong đất bị nhiễm bệnh, chưa tiêu hủy ngay được.
Ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đá Bạc đã khuyến cáo bà con nên phun đều thuốc để trừ nấm bệnh khảm vàng trên vườn cây đu đủ, nhằm hạn chế thiệt hại. Anh Lương Sanh Phước, cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Châu Đức cho biết, bệnh gây ra hiện tượng khảm ở lá cây, lá có nhiều vết màu vàng xanh lẫn lộn, khảm càng nặng lá càng biến sang màu vàng. Quả nhỏ, biến dạng, chai sượng.
Hiện nay chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu bệnh này, trước mắt có thể áp dụng một số biện pháp phòng trị như: không trồng đu đủ ở những vùng đã nhiễm bệnh; chọn lọc, vệ sinh vườn đu đủ thường xuyên để loại bỏ cây bệnh, tránh lây lan phun thuốc hoá học kết hợp các biện pháp diệt côn trùng truyền bệnh, nhất là rệp bông và rệp đào. Một số thuốc hữu hiệu trừ rệp: Bassa, Trebon, Pegasus, Applaud, Sumicidin, Supracid.
Related news

Thị trường Nga vẫn tiếp tục đóng chặt cửa đối với cá tra Việt Nam, cho dù trước đó các cơ quan có liên quan ở Việt Nam dự báo thị trường này sẽ mở cửa chậm nhất vào cuối tháng 4-2014. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep, không biết khi nào cá tra của Việt Nam mới có thể quay lại thị trường Nga.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, nông dân trong tỉnh Phú Yên đã hoàn thành thu hoạch 26.854ha lúa vụ đông xuân 2013-2014 với năng suất lúa bình quân 70,2 tạ/ha, tăng hơn vụ đông xuân năm trước 2,7 tạ/ha và đạt cao nhất từ trước đến nay.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lên kế hoạch chuyển đổi 204.000 héc ta đất sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sang trồng màu các loại, trong đó sẽ dành 53.000 héc ta cho trồng bắp để dần đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành chăn nuôi. Định hướng đã rõ nhưng giải pháp đảm bảo đầu ra, giá cả ổn định có lợi cho người nông dân vẫn còn mù mờ.

Mô hình cánh đồng mía mẫu sử dụng cơ giới được triển khai tại các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên) với năng suất đạt gần 100 tấn/ha.

Ngoài ra, năng suất chôm chôm sẽ giảm 20-40% so với vụ trước. Tại các chợ của TP.Biên Hòa, giá chôm chôm từ 35-38 ngàn đồng/kg. Khoảng 2 tuần nữa, Đồng Nai sẽ vào vụ thu hoạch rộ chôm chôm, có khả năng giá sẽ giảm mạnh.