Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Đổi Đời Dưới Chân Núi LangBiang

Cây Đổi Đời Dưới Chân Núi LangBiang
Publish date: Thursday. January 29th, 2015

Đến chân núi LangBiang, rẽ tay trái, đi thêm vài trăm mét đường đất là tới thung lũng “cây đổi đời” rộng tới 30ha của đồng bào K’Ho ngụ tại thôn Bon Dưng 1, thị trấn Lạc Dương (Lâm Đồng).

Với đồng bào K’Ho dưới chân núi LangBiang này, cây dâu tây còn có một tên gọi khác, giàu ý nghĩa và trìu mến hơn: Cây đổi đời!... Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi chính cây dâu tây đã làm cho diện mạo cuộc sống của đồng bào K’Ho nơi đây thật sự thay da đổi thịt chỉ trong thời gian ngắn.
Có gần 70 hộ trồng loại cây này, trong đó chiếm 80% là đồng bào K’Ho định cư ngay dưới chân núi LangBiang. Từ khi cây dâu tây được đưa về trồng thương phẩm, chẳng ai còn phải đi lo đến cái ăn, cái mặc như cách đây một số năm về trước. Điều mà hàng chục hộ đồng bào K’Ho bây giờ hướng tới là làm giàu hơn nữa trên chính mảnh đất này.
Năm 2011, trong lúc cây dâu tây tại Đà Lạt đang trong tình trạng lâm nguy vì dịch bệnh tràn lan, một số gia đình người K’Ho ở thị trấn Lạc Dương nhận thấy giá dâu tây khá cao liền “liều lĩnh” đưa giống cây này về trồng. Giống họ chọn không phải là dâu tây sạch bệnh đắt đỏ của Pháp, Nhật hay New Zealand mà chính là các loại dâu tây truyền thống của Đà Lạt như mỹ hương, mỹ đá.
Nhận thấy đồng bào K’Ho mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây rau sang dâu tây, chính quyền huyện Lạc Dương lập tức chỉ đạo Phòng Nông nghiệp phối hợp với Hội Nông dân thị trấn Lạc Dương mở nhiều lớp tập huấn ngắn ngày phổ biến kỹ thuật trồng dâu cho những gia đình có nhu cầu.
Nắm chắc kỹ thuật, đất đai lại sẵn, chỉ trong một thời gian ngắn, vùng đất suốt mấy chục năm làm rau mà vẫn không đủ ăn đã được đồng bào ở đây nhanh chóng chuyển sang trồng cây dâu tây. Một trong những hộ tiên phong tại địa phương là ông Cil Roan. Gia đình ông Roan thuộc diện khó khăn của thị trấn Lạc Dương. Ông Roan có 5 sào đất, trước đây trồng rau, cà rốt, củ cải… làm lụng vất vả quanh năm mà vẫn không đủ ăn.
Từ khi chuyển sang trồng dâu tây, được sự “hậu thuẫn” về kỹ thuật của cán bộ thị trấn, huyện Lạc Dương, một năm sau đó gia đình ông thoát nghèo, và nay trở nên khá giả. Hiện, giá bán dâu tây trung bình là 40.000đ/kg, với 5 sào dâu tây này, mỗi năm trừ chi phí đầu tư, thuê nhân công lao động, ông Roan vẫn còn bỏ túi khoảng 250 triệu đồng - số tiền mà lúc trước gia đình ông Roan chưa bao giờ dám nghĩ tới vì nó quá xa xỉ.
Ông Trần Quang Kỳ, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Lạc Dương cho biết, cây dâu tây được đồng bào K’Ho đưa về trồng đại trà tại địa phương chưa lâu nhưng hiệu quả kinh tế đã trông thấy rõ. Nhờ có dâu tây mà nhiều gia đình trước đây được liệt vào diện nghèo nay đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ chính đôi tay lao động cần cù của mình. Không ít gia đình đồng bào K’Ho đã mua sắm được các phương tiện đi lại hiện đại trị giá hàng chục triệu đồng, những vật dụng đắt tiền như tủ lạnh, tivi, dàn karaoke, lò vi sóng… và xây cất được nhà cửa kiên cố, rộng rãi. Nhiều hộ còn có tiền gửi tiết kiệm.
Hiện tại, thị trấn Lạc Dương có tới gần 70 gia đình trồng dâu tây, trong đó, chiếm 80% là đồng bào K’Ho. Địa điểm trồng dâu tập trung chủ yếu dưới chân núi LangBiang tạo thành một thung lũng dâu tây rộng tới 30ha, đẹp như trong tranh. Cây dâu tây cho thu nhập cao, giúp hàng chục gia đình tại thị trấn Lạc Dương thoát nghèo và vươn lên làm giàu.


Related news

Sau Tôm Lại Đến Lượt Cá Chết Hàng Loạt Sau Tôm Lại Đến Lượt Cá Chết Hàng Loạt

Hiện tượng tôm chết hàng loạt ở xã Tượng Sơn chưa nguôi thì vài ngày nay, nhiều hộ dân ở xã Thạch Tân (Thạch Hà - Hà Tĩnh) lại điêu đứng vì cá chết.

Thursday. July 4th, 2013
Một Hướng Đi Mới Của Người Chăn Nuôi Một Hướng Đi Mới Của Người Chăn Nuôi

Với mục đích nghiên cứu, chọn lọc và nhân giống làm cơ sở bảo tồn các giống heo địa phương trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã thực hiện “Thử nghiệm một số cặp lai giữa heo rừng Thái Lan và heo bản địa tại Gia Lai”.

Thursday. July 4th, 2013
Trồng Dừa Xiêm Xanh Cho Thu Nhập Khá Trồng Dừa Xiêm Xanh Cho Thu Nhập Khá

Ông Nguyễn Văn Em (Tám Em) ở thôn Tiến Hưng, xã Tiến Lợi (TP Phan Thiết, Bình Thuận) là người trồng dừa xiêm xanh cho năng suất và hiệu quả cao. Qua nghiên cứu tìm hiểu trên sách báo, năm 2006 ông Tám Em đã mạnh dạn đầu tư trồng 150 cây dừa trên diện tích hơn 4.500 m2 của gia đình. Nhờ chăm sóc tốt, chỉ sau 4 năm ông đã thu hoạch được trái dừa tươi.

Thursday. June 13th, 2013
Thành Lập Tổ Hợp Tác Nuôi Rắn Mối Thành Lập Tổ Hợp Tác Nuôi Rắn Mối

Xã Tân Hiệp (Phú Giáo - Bình Dương) vừa thành lập Tổ hợp tác nuôi rắn mối với 15 thành viên. Trước đó, tại Tân Hiệp có 3 cá nhân trong tổ hợp tác nuôi thành công rắn mối và đây cũng là những nhân tố quan trọng để giúp cho các thành viên còn lại xây dựng thành công mô hình, hướng tới là nâng cao và bao tiêu sản phẩm.

Friday. July 5th, 2013
Thu Nhập Cao Từ Trồng Cà Chua Thu Nhập Cao Từ Trồng Cà Chua

Đến thôn Tứ Thể xã Đại Phú, huyện Sơn Dương không ai là không biết gia đình anh Nguyễn Thanh Tâm, bởi anh là hộ gia đình trẻ làm kinh tế giỏi của thôn. Xây dựng gia đình năm 2005, khi ra ở riêng được bố mẹ cho 3 sào ruộng và hỗ trợ làm được ngôi nhà nhỏ hai gian lợp ngói; cuộc sống gia đình rất khó khăn, quanh năm chỉ cấy lúa, trồng ngô, khoai và phải đi làm thuê đủ nghề vất vả mà vẫn khó khăn đủ bề.

Thursday. June 13th, 2013