Cây Điều Việt Nam Đang Đứng Trước Nhiều Cơ Hội Và Thách Thức
Đó là nhận định của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) và các nhà quản lý ngành điều tại hội nghị Điều quốc tế Việt Nam 2014 diễn ra tại TP Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) từ ngày 15 đến 17-5. Tham dự hội nghị có hơn 200 doanh nghiệp, nhà phân phối đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Theo thông tin từ hội nghị, hiện nay, Việt Nam được coi như một cường quốc về sản suất, chế biến điều, chỉ đứng sau Ấn Độ. Những năm trước đây, diện tích cây điều của nước ta có khoảng hơn 400.000 ha nhưng vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, hiện diện tích trồng điều chỉ còn khoảng hơn 310.000 ha, chủ yếu trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu...
Bình quân sản lượng những năm gần đây khoảng hơn 1,2 triệu tấn điều thô, khoảng 260.000 tấn điều nhân sơ chế và hơn 100.000 tấn vỏ điều chế biến dầu. Kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỉ USD, chỉ đứng sau các mặt hàng xuất nông sản khác như gạo, cao su, cà phê…
Về chế biến sau thu hoạch, hiện Việt Nam có hơn 500 doanh nghiệp, cơ sở và khoảng 333 đơn vị xuất khẩu điều trực tiếp cho hơn 80 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới. Không những đem lại nguồn ngoại tệ xuất khẩu, ngành sản xuất, chế biến điều còn tạo việc làm ổn định cho hàng trăm ngàn lao động ở nông thôn.
Bên cạnh những cơ hội, theo nhận định của một số doanh nhân, nhà quản lý, Hiệp hội Điều Việt Nam thì vẫn còn có những thách thức không nhỏ. Những năm gần đây, diện tích điều của nước ta liên tục thu hẹp; nguyên nhân là do như nông dân chặt bỏ cây điều để trồng cây công nghiệp khác đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, tái canh vườn điều có năng suất thấp để đưa vào trồng giống điều mới có hiệu quả hơn…
Không những vậy, cây điều của Việt Nam cho năng suất thấp, trình độ thâm canh của nông dân vẫn còn hạn chế, khâu chế biến còn nhỏ lẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt… Trong khi đó, các thị trường xuất khẩu như: Mỹ, Nhật Bản, Úc… lại đòi hỏi rất khắt khe về quy trình sản xuất, chế biến, nếu các doanh nghiệp chuẩn bị không tốt sẽ khó chiếm lĩnh được các thị trường lớn nói trên.
Ông Nguyễn Văn Hòa Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết: Cơ hội xuất khẩu đang rộng mở là tín hiệu vui cho ngành Điều trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, muốn điều này mang tính ổn định lâu dài thì ngành sản xuất, chế biến điều vẫn còn có những hạn chế nhất định.
Chúng ta cần có quy trình cải tạo vườn điều một cách bài bản từ khâu chọn giống điều tốt có năng suất cao hiệu quả hơn, rà soát quy hoạch vùng nguyên liệu chuyên canh. không chặt bỏ ồ ạt để chạy theo thị trường hiện tại. Song song đó, các ngành chức năng, các địa phương cần tăng cường hướng dẫn kỹ thuật cho người nông dân về cách chăm bón, thu hoạch và sau khi thu hoạch đạt chất lượng cao và nhất là làm tốt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện tại năng suất của cây điều của Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 1 tấn/ha. Nếu người nông dân làm tốt những kỹ thuật trên thì có thể đạt năng suất 2-3 tấn/ha. Ngoài ra, không chỉ hạt điều mới mang lại giá trị kinh tế mà vỏ điều có thế làm dầu, trái điều làm phân bón...
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân do người dân chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao, do đó trong quá trình chăm sóc người dân chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, nên năng suất thấp và sâu bệnh nhiều. Kể từ năm 2011, bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ triển khai tại Đức Linh mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều”.
Đó là nhận định của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp (DN) tại hội nghị ký kết và triển khai chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) vào ngày 12-11, tại TP.HCM. Chương trình nhằm thúc đẩy, xây dựng liên kết giữa các thành phần trong chuỗi sản xuất, cung ứng và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Theo thông báo, Công ty mía đường Trà Vinh sẽ mua mía nguyên liệu trồng tại Trà Vinh với giá 875.000 đồng/tấn mía sạch, đạt 10 CCS (chữ đường), giảm 55.000 đồng/tấn so với vụ trước; nếu tăng 0,1 CCS sẽ tăng thêm 10.000 đồng/tấn và ngược lại nếu giảm 0,1 CCS sẽ giảm 7.000 đồng/tấn.
Như vậy, tổng lượng thủy sản cao cấp Cần Thơ đã xuất khẩu sang các thị trường nói trên từ đầu năm đến nay được 55.000 tấn, chiếm 35% tổng sản lượng đã xuất, nhiều gần gấp đôi so với năm ngoái, góp phần nâng tổng kim ngạch thủy sản đạt gần 500 triệu USD, chiếm 51% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Cần Thơ.
Với số lượng 400 gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp-Thương mại Tây Nguyên năm 2014 với chủ đề “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển bền vững” do Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức tại thị xã Gia Nghĩa đã hội tụ nhiều sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc trưng của các tỉnh, làng nghề.