Cây Ca Cao Phát Triển Tốt Trên Vùng Đất Thuận Hòa

Cách đây hơn 6 năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh đã chọn mảnh đất của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Thu làm mô hình thí điểm trồng cây ca cao xen ghép vào vườn điều tại thôn Gia Le - xã Thuận Hòa, Hàm Thuận Bắc.
Đến nay, vườn ca cao của hộ gia đình bà Thu đã thu hoạch trái được hơn 2 năm. Mỗi năm được hai mùa trái, với diện tích là 1,5 ha, trồng được 1.400 cây ca cao, sản lượng hạt ca cao khô đạt rất cao trung bình mỗi vụ đều đạt khoảng gần 1,3 tấn/vụ, giá ca cao khô hiện tại là 58 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí gia đình bà lãi được khoảng 120 triệu đồng/năm.
Cây ca cao chỉ khó chăm sóc khi mới trồng, đòi hỏi phải được che mát, nên trồng xen dưới tán điều là điều kiện thuận lợi, hạn chế gió, ánh sáng đến lúc cây được một năm tuổi thì công chăm sóc không cần nhiều. Lúc cây cho trái chỉ cần bón đầy đủ phân theo hướng dẫn của Sở NN - PTNT và đảm bảo nước tưới là cây phát triển tốt, nên không tốn nhiều chi phí chăm sóc. Ca cao dần thay thế những vườn điều già cỗi, kém năng suất. Bệnh thường gặp trên cây ca cao là bệnh thán thư, ít có các loại bệnh khác.
Mô hình thí điểm này, được Sở NN - PTNT đầu tư 100% vốn. Đây là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, dễ chăm sóc, phù hợp với người lao động lớn tuổi. Vì vậy, cây ca cao cần được nhân rộng trên địa bàn xã Thuận Hòa, thành vùng chuyên canh, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân, thay đổi diện mạo vùng đất khô cằn, sỏi đá, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Related news

Nhiều năm nay thành công với mô hình nuôi cá bông lau-loài cá đặc sản có cái miệng rộng. Năm 2018 này, gia đình ông Kiệt thu khoảng 1 tỷ đồng tiền lãi

Là người trồng nấm nhiều năm nên sản phẩm của gia đình chị, đặc biệt là nấm mộc nhĩ thường xuyên được các thương lái đặt hàng và đến tận nhà thu mua.

Mô hình vừa thí điểm thành công ở huyện đảo Lý Sơn, mang lại nguồn lợi khai thác, nuôi trồng trên các đảo tiền tiêu của Việt Nam, hiệu quả kinh tế cao

Nhiều người vùng ven sông Đồng Nai, khu vực huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai giàu lên nhanh chóng nhờ nuôi tôm công nghệ lót bạt đáy ao.

Quýt trĩu quả, đầu ra ổn định, giá cao nên nhiều gia đình vùng núi Dran có nguồn thu nhập cao trong dịp Tết.