Thông Cáo Báo Chí Về Kết Quả Cuối Cùng Thuế CBPG Cá Tra Việt Nam Đợt Xem Xét Lần Thứ 9
Ngày 31/3/2014, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 9 giai đoạn từ ngày 1/8/2011 đến 31/7/2012 (POR 9) đối với philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
DOC vẫn giữ nguyên quan điểm và lập luận trong việc chọn Indonesia là quốc gia tính giá trị thay thế bất chấp những phản đối mạnh mẽ từ các DN chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam do Indonesia không nằm trong danh sách các nước có nền kinh tế tương đồng với Việt Nam khi chọn làm quốc gia thay thế tính biên độ phá giá.
Dưới đây là nguyên văn thông cáo:
HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM (VASEP)
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01/4/2014
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Kết quả cuối cùng thuế CBPG cá tra Việt Nam đợt xem xét lần thứ 9
Ngày 31/3/2014, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 9 (POR9) vụ kiện chống bán phá giá cá tra tại thị trường Hoa Kỳ áp dụng đối với các lô hàng xuất khẩu trong giai đoạn từ 1/8/2011- 31/7/2012. Theo quyết định này mức thuế của 2 DN bị đơn bắt buộc là 0,03 USD/kg (Vinh Hoan Corp) và 1,20 USD/kg (Hung Vuong Group); mức thuế suất toàn quốc là 2,11 USD/kg không đổi so với kết quả sơ bộ; mức thuế riêng lẻ là 0,42 USD/kg.
Với quyết định này cho thấy DOC vẫn giữ nguyên quan điểm và lập luận trong việc chọn Indonesia là quốc gia tính giá trị thay thế bất chấp những phản đối mạnh mẽ từ các DN chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam do Indonesia không nằm trong danh sách các nước có nền kinh tế tương đồng với Việt Nam khi chọn làm quốc gia thay thế tính biên độ phá giá. Chỉ số GNI của Indonesia gấp đôi Việt Nam và GDP gấp 4 lần Việt Nam do đó các giá trị thay thế của Indonesia mà DOC áp dụng cho Việt Nam như giá cá sống con giống, thức ăn và phụ phẩm... có sự chênh lệch lớn giữa ngành nuôi cá Việt Nam và Indonesia ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Kết quả POR9 chứng tỏ DOC ngày càng siết chặt quy trình tính toán các dữ liệu, chọn quốc gia tính giá trị thay thế để tính biên độ phá giá áp cho Việt Nam 1 cách không thống nhất và mang tính bảo hộ trong các kỳ xem xét gần đây gây bất lợi cho các DN XK cá tra Việt Nam.
VASEP kêu gọi DOC hãy xem xét thận trọng quá trình điều tra và áp thuế CBPG trong các kỳ xem xét hành chính trên tinh thần tôn trọng, dân chủ vì quyền lợi người tiêu dùng của Mỹ, đời sống hàng triệu người dân phụ thuộc vào ngành sản xuất, chế biến cá tra vùng ĐBSCL và mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.
Thực tế chứng minh rằng việc xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ đã không đe dọa ngành công nghiệp cá nheo Mỹ mà trái lại đã tạo ra công ăn việc làm cho ngành kinh doanh các sản phẩm cá tra Việt Nam đồng thời đem lại một sản phẩm cá thịt trắng chất lượng tốt với giá cả phù hợp và nguồn cung cấp ổn định cho người tiêu dùng Mỹ
Với tất cả sự tôn trọng lợi ích của các bên liên quan, một lần nữa VASEP kêu gọi DOC có chính sách công bằng, hợp lý, nhất quán trong các kỳ xem xét hành chính vụ kiện chống bán phá giá cá tra tại thị trường Mỹ đã bước vào năm thứ 10 mở ra một giai đoạn phát triển mới trên tinh thần hợp tác, dân chủ và chia sẻ quyền lợi của hai ngành công nghiệp nuôi, chế biến cá Mỹ và Việt Nam.
HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM (VASEP)
Có thể bạn quan tâm
Trong khi nhiều hộ nuôi heo rừng ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) khó nắm bắt kỹ thuật nuôi heo rừng thuần chủng và lúng túng trong việc tìm đầu ra thì ông Trần Văn Hiến (thôn Thạnh Đức) đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển quy mô đàn heo rừng lên đến hàng trăm con, trở thành gia đình nuôi heo rừng có quy mô lớn tại huyện miền núi này.
Xác định tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm là một trong những biện pháp chủ lực, quan trọng hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh nên trong vụ xuân năm 2015, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác tiêm phòng một cách quyết liệt.
Ông Trần Nguyễn Hồ ở ấp Long Thành, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng với mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp, an toàn sinh học và là một gương nông dân làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa với danh hiệu "vua chim cút".
Sau 3 tháng triển khai dự án chăn nuôi gà thả đồi tại xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) với tổng đàn gần 7.000 con, bước đầu đã khẳng định phù hợp với điều kiện chăn nuôi, tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh. Dự án đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương vươn lên làm giàu.
Chỉ là 1 loại cây trồng “bén duyên” trên vùng đất cù lao Ngũ Hiệp, nhưng hơn 40 năm có mặt trên vùng đất này, cây sầu riêng đã bám rễ và phát triển trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Tiền Giang; đồng thời đưa xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) trở thành “vương quốc” sầu riêng được nhiều người biết đến.