Bình Thuận trồng thêm 500 héc ta thanh long ruột tím hồng
Trao đổi với TBKTSG cuối tuần qua, ông Trần Ngọc Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu cho biết, khác với thanh long ruột trắng phải thu hoạch trong vòng 6 - 7 ngày khi chín, giống thanh long ruột tím hồng có thể để từ 15 - 20 ngày trên cây mới thu hoạch vẫn ngon. Thanh long ruột tím hồng có vị ngọt, dai và thơm hơn thanh long ruột trắng. Đặc biệt sau khi hái xuống có thể để đến 60 ngày vẫn không bị hư.
Hiện nay Công ty thanh long Hoàng Hậu có diện tích gần 400 héc ta thanh long, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang thị trường châu Âu, đến 90%.
Theo số liệu của Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích thanh long cả nước hiện nay khoảng 28.700 héc ta, trong đó riêng Bình Thuận chiếm tới 21.000 héc ta, sản lượng thanh long hàng năm khoảng 400.000 tấn, phấn lớn được xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.
Hiện giá thanh long tại vườn ở Bình Thuận dao động 6.000 - 10.000 đồng/kg, những người trồng thanh long cho hay giá bán này mới hòa vốn, thậm chí có người bị lỗ.
Có thể bạn quan tâm
Các mặt hàng nông sản tươi như khoai, chuối, hồng, rau củ… đang “đau đầu” vì giá cả bấp bênh, thì ngược lại, các sản phẩm này khi được sấy khô lại bán với giá rất cao.
Từ cách đây vài chục năm, cây sơn lấy nhựa đã xuất hiện trên đất Thanh Sơn và phát triển ở một số xã như: Thạch Khoán, Sơn Hùng, Hương Cần, Văn Miếu, Võ Miếu do những người từ huyện Tam Nông di thực vào, hoặc học hỏi bà con giáp ranh.
Ông Phạm Tiện (trú thôn 7, xã Hương An, Quế Sơn) bị mù cả 2 mắt nhưng nhiều năm liền được khen tặng là nông dân sản xuất giỏi của địa phương.
Cảng cá Tắc Cậu (Châu Thành, Kiên Giang) mỗi ngày tiếp nhận hàng chục chiếc tàu đánh bắt xa bờ trở về, với sản lượng tôm, cá cả trăm tấn. Trái hẳn với tâm trạng háo hức mang thành quả lao động từ biển về, phần lớn những ngư dân mà chúng tôi gặp tại đây đều buồn rười rượi.
Vụ nuôi tôm hùm vừa qua nhờ tôm ít bị bệnh, giá bán lại cao nên nhiều hộ dân ở TX Sông Cầu (Phú Yên) có thu nhập hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là tình trạng ngư dân “mạnh tay” đầu tư vốn để phát triển lồng bè nuôi tôm một cách tự phát đang tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại và vỡ quy hoạch vùng nuôi.