Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cầu Nối Giúp Hội Viên Nông Dân Làm Giàu

Cầu Nối Giúp Hội Viên Nông Dân Làm Giàu
Ngày đăng: 29/06/2013

Những năm qua, Hội Nông dân xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) luôn xác định thực hiện tốt chương trình liên kết với ngân hàng chính là khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; giúp nông dân được hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi về lãi suất, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng về nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Qua đó góp phần nâng cao vị trí vai trò của tổ chức hội, làm cho hội viên ngày càng tin tưởng, gắn bó, xây dựng tổ chức hội nông dân ngày càng vững mạnh.

Nêu cao vai trò hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân xã Thanh Xương luôn phát huy trách nhiệm khi được các tổ chức tín dụng ủy thác vay vốn cho nông dân thông qua hoạt động của tổ tiết kiệm. Vì vậy số lượng và chất lượng dịch vụ vay vốn ngày càng được nâng lên.

Tính đến hết tháng 5/2013, tổng số hộ hội viên nông dân xã Thanh Xương được vay vốn thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội là 879 hộ, với tổng dư nợ trên 13 tỷ đồng; tập trung ở các chương trình vay vốn như: hộ nghèo vay vốn; hỗ trợ học sinh, sinh viên; giải quyết việc làm...

Anh Quàng Văn Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Xương cho biết: Đến tháng 5/2013, 100% các hộ vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội chưa phát sinh nợ quá hạn.

Qua kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn vay hàng năm, các hộ nông dân đều sử dụng vốn đúng mục đích, trong đó nhiều hộ tập trung đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển gia trại, trang trại; nhiều nông dân đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hội viên Lò Thị Tiên, đội 6; với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp, mỗi năm gia đình chị thu nhập trên 200 triệu đồng.

Hay hộ anh Lò Văn Bun, với mô hình nuôi nhím, chim bồ câu Pháp; chăn nuôi lợn, thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kết hợp mô hình cá - lúa; mô hình lợn giống; mô hình nuôi thỏ thịt... 

Với việc thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước và sự phấn đấu nỗ lực của các hộ hội viên nông dân, trong 5 năm qua, Thanh Xương đã có trên 800 gia đình hội viên nông dân có đời sống khá giả, giảm số hộ cận nghèo xuống còn 105 hộ. Toàn xã có 47 hộ sắm được ô tô; 1.777 hộ có xe máy; 88 hộ sắm được máy phay, máy tuốt lúa phục vụ cho nông nghiệp.

Không chỉ nỗ lực xóa đói nghèo trong hội viên nông dân mà qua các cuộc vận động nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới; phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" đã có 1.363 hộ đạt gia đình văn hóa; có 19/21 thôn, bản đã được UBND huyện công nhận là bản làng văn hóa.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Quàng Văn Toàn chia sẻ: Qua kết quả hoạt động tín chấp giúp nông dân vay vốn, Hội Nông dân xã Thanh Xương đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm như: Cán bộ hội cần tích cực nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về chính sách tín dụng liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Từ đó phổ biến, tuyên truyền và vận động hội viên nông dân thực hiện.

Cần giữ mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với ngân hàng và chính quyền cơ sở để nắm bắt thực trạng tình hình dư nợ và tình trạng nợ xấu, những khó khăn vướng mắc liên quan đến đối tượng vay vốn để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Cùng với đó, Hội Nông dân xã chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ hội năng động, nhiệt tình, vừa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách tín dụng của Nhà nước, của ngân hàng, vừa phải tích cực tiếp cận và khơi thông những vướng mắc khi hội viên có nhu cầu vay vốn, mang lại quyền và lợi ích chính đáng cho hội viên.

Chú trọng công tác đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện chương trình phối hợp tại các hội nghị giao ban công tác hàng quý, sơ kết công tác 6 tháng… Qua đó động viên, biểu dương những đơn vị thực hiện tốt; uốn nắn, nhắc nhở những thiếu sót, tồn tại để có biện pháp khắc phục kịp thời.


Có thể bạn quan tâm

Bỏ Phố Lên Rừng Nuôi Gà, Kiếm Ngàn Đô Mỗi Tháng Bỏ Phố Lên Rừng Nuôi Gà, Kiếm Ngàn Đô Mỗi Tháng

Gà chín cựa tưởng chỉ có trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Ít ai ngờ, nó là giống có thật ngoài đời. Càng bất ngờ hơn, một chàng trai 29 tuổi, lặn lội từ TP.HCM ra cội nguồn giống gà này ở tận nơi đất tổ, rước về phương Nam và đã nhân giống thành công.

12/08/2013
Hộ Tư Nhân Đầu Tiên Thụ Tinh Nhân Tạo Cho Cá Nheo Hộ Tư Nhân Đầu Tiên Thụ Tinh Nhân Tạo Cho Cá Nheo

Theo Chi cục Thủy sản Yên Bái, vừa qua, gia đình anh Trần Đức Phương ở thôn 6, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho cá nheo và đạt kết quả cao, tỷ lệ trứng nở thành cá nheo giống đạt trên 80%.

28/03/2013
Ổn Định Kinh Tế Gia Đình Từ Bò Sữa Ổn Định Kinh Tế Gia Đình Từ Bò Sữa

Khởi nghiệp chỉ với hai con bò sữa, thời gian đầu, gia đình anh Lương Văn Thiết ngụ tại phường Bình Hòa (TX.Thuận An, Bình Dương) đã gặp không ít khó khăn và tưởng chừng như phải dừng lại niềm đam mê nuôi bò sữa. Nhưng bằng tấm lòng yêu nghề, vượt lên mọi điều kiện khó khăn, đến nay anh đã có được một trang trại bò sữa khá thành công.

02/01/2013
Chuối Chín Vàng Bắt Mắt Sau Một Đêm Nhờ Hóa Chất Chuối Chín Vàng Bắt Mắt Sau Một Đêm Nhờ Hóa Chất

Tuýp hóa chất có nguồn gốc từ Trung Quốc giá 2.000 đồng đem hòa với 2 lít nước rồi phun trực tiếp vào buồng chuối. Chỉ sau một đêm, chuối chín đều, vàng ruộm như chín cây...

12/08/2013
Kỹ Thuật Làm Chuồng Heo Trong Mô Hình Nuôi Heo Không Tắm Kỹ Thuật Làm Chuồng Heo Trong Mô Hình Nuôi Heo Không Tắm

Chăn nuôi heo tại Bến Tre đang phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn được người chăn nuôi thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas. Điều này góp phần cho ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, một số nơi bà con nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết kế xây dựng hầm Biogas, điện, nước, công chăm sóc ...

29/03/2013