Trồng cỏ voi trên đất rẫy
Loại cỏ này có thân giống cây mía, chịu hạn tốt, sinh trưởng phát triển nhanh, đẻ nhiều nhánh và giàu dinh dưỡng. Cỏ không phải trồng lại thường xuyên, sau khi thu hoạch khoảng 20 - 30 ngày sẽ tự tái sinh.
Anh Phạm Văn Tâm (43 tuổi), ngụ xã Long Khánh A cho biết: “Cỏ coi dễ trồng và nhiều dinh dưỡng nên được nhiều người trồng để cho bò ăn và bán cho cả chủ nuôi bò khác”.
Toàn huyện Hồng Ngự có 5.000 con bò các loại nên lượng thức ăn xanh, đặc biệt là cỏ voi rất cần thiết và dự trữ khi mùa mưa bão. Sau thời gian thu hoạch khoảng 1 năm, bà con có thể tiến hành chặt bỏ gốc đã già cỗi để trồng mới. Với diện tích 1.000m2 trồng cỏ voi, mỗi năm có thể cho thêm thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Đường dây nóng của Báo Quảng Nam vừa nhận thông tin phản ánh của một người dân về việc UBND xã Điện Tiến cho phép tư nhân khai thác tận thu nguồn đất tại các cánh đồng thuộc thôn 1 Châu Bí làm ảnh hưởng đến tầng đất canh tác lúa. Thực hư của vấn đề này ra sao?
Nhiều người cho rằng, nuôi ong là một nghề rất thú vị nhưng chỉ thích hợp ở khu vực nông thôn, miền núi nơi có không gian rộng và nhiều cây cối. Điều này chưa hẳn đúng, minh chứng là ngay ở phường Tích Lương (T.P Thái Nguyên) hiện đang có nhiều mô hình đầu tư nuôi ong lấy mật đạt hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) triển khai mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại 2 xã Bình Sơn và Phước Sơn, gồm 10 hộ nông dân tham gia.
Sau 3 năm thành lập, Tổ liên kết nuôi gà thả vườn Ninh Sim (Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã giúp đỡ thành viên sản xuất có hiệu quả. Nhưng nỗi lo lớn nhất của tổ hiện nay là đầu ra cho sản phẩm.
Sau một số năm phát triển ồ ạt, hiện nay, phần lớn các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đi vào thoái trào, nhiều hộ bỏ trống chuồng. Tuy nhiên việc làm này vẫn cần quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng.