Câu Chuyện Làm Giàu Của Một Nông Dân Vùng Biên
Sinh ra và lớn lên ở huyện Tân Hồng, khởi nghiệp gian nan với số đất ít ỏi trồng lúa ở vùng biên giới nhưng bằng sự năng động, mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã mang đến thành công cho anh Nguyễn Văn Phụng (SN 1969) ấp Đuôi Tôm, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng.
Anh Nguyễn Văn Phụng là một trong những nông dân điển hình của huyện Tân Hồng thành công với mô hình chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò vỗ béo và bò sinh sản. Hiện tại, ngoài sở hữu 1ha đất trồng cỏ nuôi bò, anh còn canh tác trên 15ha trồng lúa cao sản và là chủ nhân một trại bò khoảng 30 con, thu nhập bình quân trên 500 triệu đồng/năm.
Nhớ về những ngày đầu lập nghiệp, anh Phụng chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi trồng lúa, nhưng lúa thường bị rớt giá nên tôi chuyển sang nuôi bò vỗ béo. Vào những tháng mùa nước nổi, cỏ tươi ngoài đồng khan hiếm phải cho bò ăn rơm khô “chữa cháy”.
Vì vậy, năm 2011, tôi quyết định chuyển hẳn 1ha đất canh tác lúa sang trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò vào mùa lũ. Tuy nhiên, với nông dân, quanh năm chỉ bám cây lúa thì việc tôi chuyển 1ha đất trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò là hết sức mạo hiểm. Nhiều người đoán rằng tôi sẽ thất bại, nhưng hơn 3 năm qua tôi đã thành công với việc chuyển đổi này”.
Sau khoảng thời gian chuyển sang nghề nuôi bò vỗ béo, anh Phụng lại bén duyên với ngành nghề mới đó là mua bán bò giống.
Mặc dù, huyện Tân Hồng nổi tiếng với nghề chăn nuôi bò nhưng những năm trước đây, phần lớn nguồn bò giống của địa phương chất lượng thấp, vì vậy không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Xuất phát từ nhu cầu về nguồn bò giống của bà con, anh Phụng đã đi nhiều nơi như Trà Vinh, Tiền Giang, Củ Chi (TP.HCM)... tìm các loại bò giống chất lượng cao về phục vụ cho thị trường.
Sau nhiều năm gắn bó với nghề, anh Phụng chia sẻ: “Nghề này cũng không khó, khi mua bò giống, điều quan trọng nhất là phải chọn con bò có ngoại hình cân đối, xoáy trên thân bò phải đẹp và nằm đúng vị trí. Nhưng điều quan trọng để hạn chế tối đa những thiệt hại do dịch bệnh thì sau khi chọn mua bò giống, tôi thường tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho đàn bò”.
Hiện tại, trại bò giống của anh Phụng đang là địa chỉ tin cậy của vùng. Bên cạnh cung cấp bò giống chất lượng cho địa phương, trại bò giống Ba Phụng còn là điểm đến của nhiều khách hàng ở các huyện lân cận.
Anh Lê Minh Luôn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hộ Cơ cho biết: “Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi bò phát triển mạnh ở huyện Tân Hồng, hiện vấn đề tạo nguồn cỏ ổn định cho đàn bò đang là khó khăn mà nhiều nông hộ phải đối mặt.
Mô hình chuyển đổi cây trồng trên nền đất lúa của anh Phụng đã tạo sức ảnh hưởng và lan tỏa mạnh đối với nhiều nông dân khác trong vùng. Ngoài lao động sản xuất giỏi, anh Phụng còn rất nhiệt tình trong công tác từ thiện xã hội và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với bà con trong vùng”.
Có thể bạn quan tâm
Cùng với sự phát triển hơn 15 năm qua, người dân nuôi tôm Cà Mau đã thật sự nhận thấy nuôi tôm công nghiệp mang lại nguồn thu nhập "khủng". Bởi thực tế trước đây chỉ cần 3 tháng nuôi thuận lợi là có thể thu về từ 100 - 300 triệu đồng/ao khoảng 2.000 - 4.000 m2, những hộ có số lượng ao nhiều có thể thu về trên 1 tỷ đồng.
Trước khi giới thiệu chúng tôi xuống thăm mô hình nuôi cá rô đầu vuông thí điểm của anh Liêu Văn Hoàng ở thôn Tha Cát, đồng chí Điệp Văn Nguyên, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Huy (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) cho biết: Vốn xuất phát điểm là xã nghèo, nhưng những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của cấp trên cùng với sự đoàn kết, nỗ lực cố gắng của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương, đời sống mọi mặt của xã đã có những chuyển biến tích cực.
Công ty cổ phần thủy sản Việt Úc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Tiền Giang và các sở, ban, ngành tỉnh đề nghị xem xét, cho phép thực hiện dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
Ông Nguyễn Văn Thuỷ, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) cho biết: Hai năm gần đây, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện đã tăng đáng kể. Đặc biệt, vừa qua huyện đã hoàn thành việc quy hoạch 2 vùng nuôi tôm tập trung gồm: Vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Bình, diện tích 20ha và vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Lập, diện tích 20ha.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), mỗi năm huyện Tuy An thả nuôi từ 600 đến 620ha tôm các loại. Trong số này có khoảng 3/4 diện tích nuôi tôm bằng hình thức hồ hở. Do khâu xử lý nguồn nước trong hồ nuôi khi tôm nuôi bị mắc bệnh gặp rất nhiều khó khăn và không thể kiểm soát được nguồn nước bẩn, ô nhiễm, nên mầm bệnh lây lan từ hồ này sang hồ khác diễn ra khá nhanh và lây lan trên diện rộng.