Cát Hải xây dựng nông thôn mới nỗ lực lớn để vượt khó

Gần 3 năm qua, xã Cát Hải đã đầu tư 7,3 tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, trong đó Trung ương và tỉnh hỗ trợ trên 3,4 tỉ đồng; vốn ngân sách xã hơn 3,7 tỉ đồng, nhân dân đóng góp hơn 63 triệu đồng...
Đến nay, Cát Hải đã bê tông hóa được 8,7 km đường giao thông nông thôn; toàn xã có 100% đường trục xã, 56,3% đường trục thôn và nội đồng, 100% đường ngõ xóm được bê tông và cứng hóa; kiên cố hóa 2,1 km kênh mương phục vụ tưới tiêu trên các cánh đồng.
Nông dân Cát Hải chăm sóc cây hành.
Trong sản xuất, địa phương đã tập trung vận động nông dân chuyển đổi cây trồng, đưa các tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản phẩm.
Toàn xã đã chuyển 113 ha ruộng sản xuất lúa mùa gieo khô hiệu quả thấp sang sản xuất cây trồng cạn; đưa tổng diện tích cây trồng cạn hàng năm lên trên 700 ha, với 2 loại cây trồng chính là đậu phụng và hành, luân canh 3-4 vụ/năm.
Nhờ thực hiện chuyển đổi cây trồng gắn với xây dựng những cánh đồng mẫu lớn nên thuận lợi trong việc chuyển giao các tiến bộ KHKT cho nông dân nắm bắt, áp dụng có hiệu quả.
Cùng với việc đầu tư khoan giếng, xây dựng mạng lưới điện ra các cánh đồng, chủ động tưới tiêu, nên năng suất các loại cây trồng tăng cao, đạt giá trị thu nhập bình quân cả xã 250 triệu đồng/ha canh tác.
Về kinh tế thủy sản, toàn xã hiện có 67 tàu cá tổng công suất 3.585CV, trong đó có 20 tàu công suất từ 90 CV trở lên, tăng 11 chiếc so với năm trước.
Tùy theo mùa vụ, ngư dân bám biển khai thác, thu nhập bình quân mỗi tàu trên dưới 300 triệu đồng/năm.
Thực hiện Nghị định 67/CP, Cát Hải có một trường hợp đã ký kết hợp đồng tín dụng vay vốn và đang đóng mới 1 tàu vỏ sắt công suất trên 800 CV.
Trên địa bàn xã có 20 ha nuôi tôm dưới hình thức nuôi thâm canh, nuôi tôm công nghệ cao, đem lại thu nhập khá.
Bên cạnh phát triển nông nghiệp, địa phương cũng khuyến khích nhân dân phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập.
Hiện nông nghiệp, thủy sản chiếm 48,1%, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ chiếm 51,9% trong cơ cấu kinh tế của xã; bình quân thu nhập đầu người đạt 28,6 triệu đồng/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 10,8%.
Giáo dục, y tế chuyển biến tích cực.
Đến nay, Cát Hải đã đạt 13/19 tiêu chí NTM, tăng 4 tiêu chí so với năm 2013.
Tuy nhiên, bên cạnh thành tích đạt được, để đạt xã NTM, Cát Hải còn rất nhiều khó khăn.
Theo đề án và lộ trình XDNTM của địa phương, để thực hiện 6 tiêu chí còn lại gồm giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất, môi trường, nhu cầu vốn đầu tư gần 60 tỉ đồng, trong khi nguồn thu ngân sách xã quá ít, xã chưa có trường học nào đạt chuẩn và cơ sở vật chất văn hóa hầu như chưa có gì...
Ông Đỗ Hoàng Phong cho biết: Xã sẽ tập trung vận động nhân dân phát huy nội lực, đóng góp công sức, tiền của, hiến đất, hoa màu để tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng; đồng thời củng cố các tiêu chí đã đạt được.
Địa phương cũng sẽ nỗ lực vận động, lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện các tiêu chí chưa đạt, nhằm về đích đúng kế hoạch đề ra.
Related news

Nông dân Giáp Văn Công, ngụ tổ 3, khu phố Suối Cam, xã Tiến Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) đã trồng xen cây ăn trái (măng cụt, sầu riêng) trong vườn tiêu gần 10 năm. Mô hình xen canh này đã giúp gia đình anh Công thu nhập cao.

Thành công của mô hình trồng bầu trên đất ruộng cho thấy nếu nông dân biết cách trồng theo mùa vụ thích hợp, đáp ứng được nhu cầu thị trường thì hiệu quả mang lại sẽ rất khả quan, góp phần trong phát triển kinh tế gia đình và thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở địa phương.

Thời gian gần đây, keo có giá nên nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đổ xô trồng keo. Tuy nhiên, độc canh cây keo sẽ gặp nhiều bất lợi bởi thời gian thu hoạch keo kéo dài tới 4 năm, trong thời gian đó bà con có nguy cơ thiếu đói

Gạo đỏ được xem là giống lúa truyền thống. Sự khôi phục giống lúa gạo đỏ và gieo trồng thử nghiệm giống lúa Hương Cốm 4 cho thấy, đã có sự đổi mới trong tư duy trồng lúa, hướng đến việc đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của một nền nông nghiệp hàng hóa ở Thừa Thiên Huế.

Trong ba năm trở lại đây, tỷ lệ phân bón kém chất lượng luôn dao động ở mức từ 50% đến 60% số mẫu kiểm tra của Cục Trồng trọt. Vì thế, dù đã đưa phân bón là ngành kinh doanh có điều kiện nhưng trong năm 2014, ngành trồng trọt vẫn lo ngại khó kiểm soát được vấn đề phân bón kém chất lượng bán trên thị trường.