Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cao Su Rớt Giá

Cao Su Rớt Giá
Ngày đăng: 07/06/2014

Giá cao su xuất khẩu giảm mạnh gây khó khăn chung cho các doanh nghiệp trồng cao su trong nước. Ở khu vực Tây Nguyên, khi giá cao su giảm, đời sống của công nhân và tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty cao su càng khó khăn hơn.

Tiến thoái lưỡng nan

Ngay tháng đầu năm, giá mủ cao su xuất khẩu vẫn còn ở mức 56 triệu đồng/tấn. Nhưng từ tháng 2 trở đi, giá đã giảm liên tục và hiện dao động ở mức 40 triệu đồng/tấn. So với cách đây 2 năm, giá cao su hiện đã giảm phân nửa. Giá mủ xuống thấp làm nhiều doanh nghiệp, người trồng cao su không khỏi lo lắng khi thu nhập giảm, thậm chí chưa biết sẽ sống bằng cách gì trong những tháng tới, nếu như giá cao su cứ tiếp tục “lao dốc”.

Tại các công ty cao su trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, nhiều công nhân đã bỏ việc. Ở Công ty Cao su Chư Pah và Mang Yang, lượng công nhân nghỉ việc cũng lên đến cả trăm người do công ty buộc phải cắt giảm nhiều khoản chi.

Khó khăn cũng “bủa vây” người trồng cao su tiểu điền tại khu vực Tây Nguyên. Nhiều hộ vay tiền ngân hàng để trồng mới hay mở rộng diện tích cao su trong vài năm gần đây, nay trở nên “sống dở chết dở”. Hộ vay trồng mới hay để chăm sóc cũng đều ở trong thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Ông Nguyễn Văn Đệ (ở xã Ea Đinh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ: “Gia đình tôi có 2ha cao su trong thời kỳ thu hoạch, nhưng bây giờ giá cao su lại giảm như thế, có cạo mủ bán cũng không đủ chi phí. Trong khi đó, vào cuối năm ngoái chúng tôi đã vay thêm ngân hàng mấy trăm triệu nữa để trồng cao su mới. Bây giờ không biết lấy tiền đâu để trả lãi ngân hàng”.

Ngừng khai thác

Theo các công ty cao su, với giá mủ cao su xuất khẩu hiện chỉ còn khoảng 40 triệu đồng/tấn, các công ty sẽ lỗ khoảng 5 triệu đồng/tấn. Còn với thị trường trong nước, nông dân chỉ bán được cao su mủ tươi với giá khoảng 8.000 đồng/kg, không đủ bù chi phí khai thác. Vì thế, nhiều doanh nghiệp và người dân đã tạm ngừng khai thác vì sợ lỗ.

Ông Lê Văn Dương (ở xã Kon Đào, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) cho biết: “Nông dân chúng tôi trồng nhỏ lẻ 1 - 2ha, thu về 20kg mủ/ha/ngày và bán ra được 200.000 đồng, đủ trả tiền công. Giá xuống thấp như lúc này, đành tạm ngưng cạo mủ để dưỡng cây, lúc nào giá lên mới tính”. Tại xã này, có khoảng 50% số hộ đã ngưng cạo mủ trên tổng diện tích cao su đang khai thác 730ha.

Theo bà Lê Thị Bích Thảo, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính Công ty TNHH Cao su Đắk Lắk, diện tích cao su liên kết của công ty hiện có hơn 4.000ha được phân chia cho các hộ với mỗi hộ từ vài sào cho đến vài hécta. Nhưng hiện bà con không khai thác vì có khai thác cũng không đủ bù chi phí. Còn những hộ có vài chục hécta trở lên khai thác với mức độ cầm chừng lấy chi phí duy trì vườn cây.

Khắc phục khó khăn

Trước tình hình cao su rớt giá mạnh, nhiều người dân ở Tây Nguyên không vội vàng chặt bỏ vườn cây như trước đây mà đang tìm cách giữ vườn cao su chờ đợi giá lên cao. Những công ty cao su cũng tìm cách vượt qua khó khăn.

Hiện 3 nhà kho lớn của Công ty 72 (thuộc Binh đoàn 15) và 12 phòng họp của các đội sản xuất của công ty đều được tận dụng để chứa 4.300 tấn mủ cao su thành phẩm tồn đọng. Mấy tháng gần đây, mủ cao su thành phẩm của công ty xuất khẩu chỉ đạt 20% so cùng kỳ.

Trong khi đó, ông Phan Sỹ Bình, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông, cho rằng: Thị trường hàng hóa luôn có sự điều tiết, biến động theo những quy luật riêng, ở đây chủ yếu là quy luật cung - cầu trong từng thời điểm.

Vấn đề ở chỗ các doanh nghiệp đã có sự tính toán và chủ động ứng phó trước sự biến động theo chiều hướng bất lợi. Do đã xác định từ trước nên đơn vị có phương án phù hợp. Công nhân làm việc tại công ty vốn có tích lũy, có nguồn thu nhập khác và mức thu nhập từ trồng, chế biến cao su trong thời điểm hiện nay có thể xem là chấp nhận được đối với công ty.

Đại tá Phạm Văn Giang, Giám đốc Công ty 72: "Tình hình khó khăn như thế này, chúng tôi tiết giảm các chi phí, nâng cao năng suất. Năm nay chúng tôi nâng năng suất mủ cao su lên 1,7 tấn/ha. Đấy cũng là cơ sở giảm giá thành, hạ giá bán để tiêu thụ sản phẩm mủ cao su, vốn là sản phẩm chủ lực của công ty."


Có thể bạn quan tâm

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông 2015 Triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông 2015

Ngày 22-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông năm 2014, sơ kết vụ chiêm xuân 2014-2015 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2015. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các huyện, thành, thị và một số doanh nghiệp.

25/05/2015
Phát huy vai trò cây ngô trong cơ cấu lương thực Phát huy vai trò cây ngô trong cơ cấu lương thực

Theo “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”, năm 2015 cả tỉnh phấn đấu trồng 19 ngàn ha ngô, sản lượng 90 ngàn tấn, tăng dần diện tích để đến năm 2020 đạt 20 ngàn ha, sản lượng 100 ngàn tấn. Đây là định hướng quan trọng làm cơ sở đẩy mạnh phát triển, nâng cao vai trò cây ngô trong sản xuất lương thực, tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp.

25/05/2015
Vào mùa ép dầu phụng Vào mùa ép dầu phụng

Xác định đậu phụng là cây hoa màu ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Nông Sơn khuyến khích bà con nông dân tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới.

25/05/2015
Gắn việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy với sinh kế người dân Gắn việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy với sinh kế người dân

Canh tác nương rẫy vốn là tập quán sản xuất lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Cùng với đó là tình trạng du canh du cư, phát rừng làm rẫy một cách tự phát đã làm cho tài nguyên rừng đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.

25/05/2015
Nông dân tìm lời giải bài toán cá tra Nông dân tìm lời giải bài toán cá tra

Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ… là những gì ông Nguyễn Hữu Nguyên (thường gọi ba Nghiệp), “đại gia” nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang), đúc kết được sau nhiều chuyến học tập ở nước ngoài. Theo ông, nếu không thay đổi tư duy sản xuất, cá tra Việt Nam sẽ khó tồn tại và cạnh tranh với thế giới.

25/05/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.