An Giang mở rộng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu
Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đã triển khai dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ rau quả trong giai đoạn 1 (năm 2014) trên diện tích 500 ha, đang triển khai giai đoạn 2 (năm 2015 - 2016) trên diện tích là 2.000 ha, và mở rộng tiếp tục lên 3.700 ha vào các năm tiếp theo, diện tích hợp tác trồng rau màu tập trung tại các huyện có thế mạnh và tiềm năng trồng rau màu xuất khẩu như Châu Phú, Chợ Mới, An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên. Tổng nhu cầu vốn thực hiện dự an là 135 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn vay là 100 tỷ đồng, và vốn của Công ty là 35 tỷ đồng.
Hiện nay Công ty đã triển khai vùng nguyên liệu trồng rau màu cung cấp cho nhà máy chế biến của Công ty để xuất khẩu. Công ty đã ký hợp đồng với Hợp tác xã nông nghiệp Thành Lợi và đại diện các hộ nông dân sản xuất với quy mô 300 ha (trồng bắp thu trái non và đậu nành rau).
Đến nay đã thu hoạch được 200 ha, với sản lượng 1.440 tấn. Bên cạnh đó Công ty Antesco hỗ trợ nông dân xây dựng 3 trang trại nuôi bò tại xã Khánh Hoà, Mỹ Đức, Mỹ Phú- Huyện Châu Phú, với quy mô 50 con/ trang trại. Kết hợp với việc phối hợp với địa phương và kỹ thuật viên tiến hành tổ chức tập huấn, cùng người dân đồng thuận thực hiện tổ chức trồng bắp non kết hợp nuôi bò từ nguồn phế phẩm cây bắp non sau thu hoạch.
Kết quả thực hiện cho thấy khả năng lien kết phát triển vùng nguyên liệu tại huyện Châu Phú đến cuối năm 2015 sẽ mở rộng lên 500 ha, do từ kết quả lien kết đã mang lại cho nông dân lợi nhuận tăng cao.
Theo kết quả khảo sát, trong vụ đầu năm 2015, đối với bà con trồng cây đậu nành rau, trung bình trên diện tích 1.000 mét vuông đất, thời gia trồng là 65 ngày, thu hoạch được sản lượng là 1 tấn, bán được 13 triệu đồng, lợi nhuận ròng thu được là 5,7 triệu đồng/1.000 m2 đất, còn đối với cây bắp non (trồng bắp kết hợp nuôi bò), nông dân trồng bắp diện tích 1.000 m2, thời gian 55 ngày, lợi nhuận đạt 1,6 triệu đồng, mỗi năm có thể trồng đến 4 vụ lợi nhuận đạt 6,4 triệu đồng/1.000 m2, tương đương với việc lãi ròng 64 triệu đồng/ha trồng bắp non. Ngoài ra với nguồn phụ phẩm là thân cây và vỏ bắp phục vụ đũ nuôi 2 con bò vỗ béo, làm tăng thu nhập thêm bình quân là 3 triệu đồng/tháng, tương đương 36 triệu đồng/năm.
Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) thực hiện phương thức tổ chức ứng trước giống cho nông dân, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, hướng dẫn, khuyến cáo các loại phân bón cấm sử dụng và thực hiện bao tiêu sản phẩm cho nông dân theo hợp đồng.
Ngoài ra trong vùng thí điểm dự án, Công ty thực hiện thí điểm việc ứng trước tiền vốn cho nông dân nuôi bò, với định mức là 50 triệu đồng/con, Công ty đã triển khai từ đầu năm 2015 đến nay với nguồn vốn ứng trước cho nông dân nuôi bò kết hợp trồng bắp là 300 triệu đồng.
Theo Sở Công thương tỉnh An Giang đánh giá chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu của Công ty Antesco triển khai từng bước đã tạo sự lien kết ngày càng chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp và người sản xuất, cải thiện ngày càng cao hơn hiệu quả cho người sản xuất thông qua việc kết hợp trồng bắp và nuôi bò. Đây là mô hình lien kết sản xuất- chế biến- tiêu thụ, và cần tăng cường chính sách kết hợp nuôi bò để nâng cao hiệu quả của dự án.
Có thể bạn quan tâm
Đó là kết quả nuôi thử nghiệm tôm càng xanh toàn đực trên địa bàn An Giang trong thời gian gần đây. Tôm càng xanh toàn đực được nghiên cứu bởi Trường đại học Ben Gurion University of the Neveg (Israel). Thời gian nuôi tôm 6 tháng, chi phí sản xuất 1 kg tôm từ 100.000 – 120.000 đồng, trong khi giá bán hiện nay là 225.000 đồng/kg.
Trong những năm gần đây, nghề khai thác hải sản của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu đã có sự phát triển về tổ chức sản xuất. Đặc biệt, mô hình đánh bắt theo tổ đội, tàu đoàn đã góp phần làm giảm bớt chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm sau đánh bắt.
Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh gần đây, nhất từ khi Mỹ công nhận Việt Nam không bán chống phá giá tôm vào thị trường này. Làm cho người dân đầu tư đẩy mạnh phong trào nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến.
Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, trong năm 2013, diện tích mặt nước nuôi tôm và các loài thủy sản nước lợ toàn huyện đạt 970 ha, bằng 99,47% kế hoạch năm, tăng 0,32% so với cùng kỳ. Các diện tích nuôi tôm tập trung tại các xã khu Đông của huyện, gồm Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận. Trong đó, diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh gần 100 ha; nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép các đối tượng thủy sản khác (tôm, cá, cua, hàu)… theo phương thức thân thiện với môi trường 870 ha.
Huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) là địa phương có số lượng đàn bò lớn nhất tỉnh. Những năm qua, huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, vận động người dân chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng tổng đàn.