Hiệu quả từ cơ giới hóa trên cây rau tại huyện Hóc Môn (TPHCM)
Tuy nhiên, do áp lực đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển nên lao động trẻ trong nông nghiệp có khuynh hướng chuyển sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp, giá lao động nông nghiệp tăng, làm tăng chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, tỷ lệ cơ giới hóa trên cây rau còn thấp, nông dân canh tác chủ yếu dựa vào sức lao động thủ công vừa tốn chi phí, hiệu quả kinh tế không cao, khó mở rộng diện tích canh tác.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, Trạm Khuyến nông Hóc Môn thuộc Trung tâm Khuyến nông TP. HCM đã thực hiện mô hình “Cơ giới hóa trong trồng rau”. Qui mô mô hình là 7 máy xới mini BL 550, 3 bộ máy phun thuốc cho 10 hộ canh tác rau, trong đó Trung tâm Khuyến nông TP. HCM hỗ trợ 50% chi phí đầu tư.
Kết quả sau 5 tháng thực hiện và theo dõi (tháng 11/2014 – 3/2015) được ghi nhận: Chi phí làm đất trồng rau bằng máy chỉ tốn thời gian 20 giờ, trong khi làm đất bằng sức người lao động phải tốn thời gian hơn 80 giờ/ha như vậy rút ngắn thời gian làm đất xuống hơn 4 lần. Hộ sử dụng máy làm đất BL550 tiết kiệm được 7.818.000 đồng/ha cho một lần làm đất trồng rau ăn lá, ăn quả; mỗi năm trồng 10 vụ rau số tiền tiết kiệm được 78 triệu đồng.
Giá thành sản xuất bằng máy xới đối với rau quả giảm được 14% và rau ăn lá giảm 25% so với sản xuất bằng sức người. Trước đây trong công đoạn chăm sóc rau, muốn phun thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nông dân phải mang bình xịt, bơm tay nặng nề vất vả và tốn nhiều thời gian thì nay với việc sử dụng máy phun thuốc vừa đảm bảo nhanh, hiệu quả vừa giảm được vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Sử dụng máy phun thuốc rút ngắn thời gian phun thuốc xuống 1,5 giờ/ha (phun bằng bình bơm tay 4 giờ), giá thành sản xuất rau bằng máy phun giảm 12% so với sản xuất bằng thủ công, mỗi vụ tiết kiệm được 3.700.000đồng góp phần làm tăng năng suất rau, giảm giá thành sản phẩm.
Các hộ trồng rau nhận xét: sử dụng máy xới BL550 làm đất rất thích hợp với điều kiện canh tác rau ở địa phương, đất tơi xốp và được san phẳng hơn so với làm đất bằng tay, tạo điều kiện cây giống dễ nẩy mầm và phát triển tốt, ít sâu bệnh, đặc biệt tiết kiệm được nhiều công lao động.
Mô hình cơ giới hóa trên cây rau đã giúp người trồng rau cải thiện tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động trong nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, có thể mở rộng diện tích trồng rau, tạo điều kiện áp dụng sản xuất rau theo chuẩn GAP.
Cơ giới hóa đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đang được nhiều ban ngành chức năng khuyến khích nông dân tham gia góp phần thực hiện chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Có thể bạn quan tâm
Hơn 30 năm gắn bó với nghề nuôi dê, cừu với bao vất vả, thăng trầm, đến nay chị Nguyễn Thị Năm, thôn Quán Thẻ 1 (xã Phước Minh, Thuận Nam) đã xây dựng cho mình trang trại nuôi cừu, với tổng đàn lên đến 1.000 con. Lợi nhuận hàng năm từ chăn nuôi cừu đã giúp chị trở thành một trong số ít phụ nữ giàu có trên đồng đất Quán Thẻ.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), ASEAN được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng về nhập khẩu cá tra của Việt Nam trong những năm gần đây.
Đầu tháng 12-2013, anh Phạm Vĩnh Phúc 52 tuổi ở thôn Sơn Hải1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) đầu tư 200 triệu đồng nuôi 2 sào tôm thẻ chân trắng.
Hơn 20 năm về trước, khi nghề nuôi con đặc sản còn chưa phổ biến thì ông Vũ Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa (Kim Sơn, Ninh Bình) đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh, cá sấu, tắc kè…
Sau chỉ dẫn địa lý nho Ninh Thuận, cuối năm 2013, tỉnh ta có thêm nhãn hiệu tập thể “Táo Ninh Thuận”, “Tỏi Phan Rang” được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ. Nếu nói về nhãn hiệu tập thể nông sản được bảo hộ, còn phải kể tới măng khô Bác Ái, Rau an toàn Văn Hải và Tuấn Tú, nhưng nổi tiếng và mang tính đặc thù hơn cả của vùng đất Ninh Thuận chính là sản phẩm nho, táo và tỏi. Vấn đề hiện nay là phải làm gì để khai thác hiệu quả giá trị các nhãn hiệu trên?