Canh Tác Hộ Gia Đình Nuôi Sống Thế Giới, Bảo Vệ Trái Đất

Đó là chủ đề của Ngày lương thực thế giới năm nay. Một thông điệp hết sức có ý nghĩa, tôn vinh giá trị người nông dân SX lúa gạo trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Sáng qua 14/10, Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh Quảng Ninh, Tổ chức Lương thực & Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) và Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 34 năm Ngày lương thực thế giới (16/10/1979 – 16/10/2014) tại xã Hồng Phong, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh – một xã điển hình về canh tác hộ gia đình có sự tham gia tích cực của phụ nữ nhằm chuyển thông điệp “Canh tác hộ gia đình: Nuôi sống thế giới, bảo vệ trái đất” đi vào cuộc sống.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng: “Thông điệp năm nay nhấn mạnh đến vai trò đặc biệt quan trọng của canh tác hộ gia đình và những hộ SX nhỏ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng, cải thiện đời sống, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững, đặc biệt là ở nông thôn”.
Việt Nam có khoảng 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu lao động trong độ tuổi, bằng khoảng 70% lao động của cả nước nhưng chỉ đóng góp 20% vào GDP. Chính phủ Việt Nam đang triển khai chương trình tái cơ cấu nền nông nghiệp, trong đó các giải pháp trọng tâm là thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức lại SX chủ yếu theo hướng tăng liên kết theo chuỗi giá trị.
Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta cần phải củng cố và tăng cường vai trò của các hộ gia đình SX nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng nơi, và quan tâm đến phụ nữ nông thôn – người có vai trò then chốt trong việc đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng.
Related news

Từ 2 ha giống cỏ hỗ trợ trồng khảo nghiệm để nhân rộng mô hình trong phát triển chăn nuôi bò, đến nay 2 giống cỏ voi VA06 và cỏ hàng chông đã được người chăn nuôi chấp nhận đưa vào trồng khá phổ biến, góp phần giải quyết nguồn thức ăn xanh tại chỗ cho đàn bò của địa phương.

Kinh tế khó khăn, giá cả nông sản bấp bênh, sâu bệnh phá hoại, khí hậu thất thường... đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân. Để thích nghi với tình hình thực tế, nhiều gia đình đã áp dụng khoa học - kỹ thuật, xen canh tăng vụ để thêm thu nhập. Trồng rau má xen dưới vườn điều của gia đình chị Đinh Thị Lý, tại ấp 5, xã Đồng Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) là một điển hình.

Trồng nấm bào ngư có ưu điểm là không sử dụng thuốc, phân bón, nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để trồng. Mô hình ít vốn đầu tư, không cần nhiều diện tích, có thể tận dụng chuồng heo, chuồng gà để che mưa, tùy vào diện tích mỗi gia đình. Khoảng 20 ngày sau khi treo phôi là có thể thu hoạch đợt đầu và thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng.

Vùng Bảy Núi (An Giang) với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá thích hợp với các mô hình đa canh và xen canh. Hơn nữa, vườn đồi, vườn rừng núi Cấm đa số trồng nhiều loài cây, như: Xoài, mít, vú sữa, sầu riêng…là những loại cây có thể tận dụng cho dây tiêu đeo bám.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh.