Cảnh Giác Trước Việc Thương Lái Trung Quốc Thu Mua Vịt Đẻ Trứng
Sau hàng loạt các vụ thu mua móng trâu, móng bò, đỉa và gần đây nhất là thu mua mỡ heo, ốc bươu vàng để xuất khẩu, hiện nay thương lái Trung Quốc lại thu mua vịt đẻ. Việc này không chỉ làm giảm khả năng tận diệt ốc bươu vàng từ loài thủy cầm có ích như vịt đẻ mà còn làm mất cân đối về giống trong bầy đàn ảnh hưởng tới sự phát triển số lượng của đàn vịt, giảm hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi.
Biển hiệu “Thu mua vịt đẻ” như thế này đã thu hút sự chú ý của không ít người dân qua lại. Loài thủy cầm có ích, khả năng cho trứng cao giúp phát triển kinh tế bền vững lại được kêu gọi thu mua tại một lò giết mổ!?!
Năm nay, cơ sở giết mổ gia cầm ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ này đã thu mua xuất khẩu khoảng 4 chuyến hàng, với hơn 60 ngàn con vịt. Điều lạ ở đây là toàn bộ số vịt đưa vào giết mổ tiêu thụ chỉ là vịt đẻ. Tất cả đều được đóng gói xuất sang Trung Quốc.
Nuôi hơn 700 con vịt đẻ, bà Dương Thị Phường ngụ huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ ước tính bình quân mỗi tháng gia đình bà có thêm thu nhập từ 4 đến 5 triệu đồng. Thế nhưng hiện nay, bà Phường cũng như nhiều hộ dân nơi đây rất lấy làm lạ, khi thương lái ngoài việc thu mua trứng còn thực hiện thu mua vịt đẻ với số lượng rất lớn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, tổng đàn vịt chạy đồng trên địa bàn hiện có hơn 1,2 triệu con. Với số lượng như thế, hàng năm, vịt chạy đồng đã mang lại nguồn lợi nhuận hàng trăm triệu đồng cho người chăn nuôi. Bên cạnh lợi ích về mặt kinh tế, loài thủy cầm này còn có khả năng tận diệt ốc bươu vàng khá cao.
Mới đây, Phòng Xuất nhập cảnh Công an TP Cần Thơ đã buộc trục xuất 2 người Trung Quốc do vi phạm thu mua vịt đẻ trái phép.
Việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động thương mại như thế là cần thiết. Thế nhưng hiện nay, điều quan trọng là chính người dân cần tỉnh táo khi quyết định bán hàng nông sản của mình, nên tính toán hiệu quả bền vững lâu dài chứ đừng chạy theo lợi nhuận trước mắt.
Related news
Hà Tĩnh địa phương được ví như "Chảo lửa, túi mưa", vùng sa mạc trắng bạc của xã Thạch Văn - huyện Thạch Hà, nhiều năm nay gần như bỏ hoang, không cây gì sống được nhưng sau hơn 1 năm triển khai dự án "Xây dựng mô hình rau củ quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển", giờ đây đã khẳng định mở hướng làm ăn mới cho người dân nghèo ven biển ở Hà Tĩnh.
Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kết hợp cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện An Phú (An Giang) đã đạt nhiều kết quả phấn khởi, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất và chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, gần 1 tháng nay giá khoai giảm mạnh chỉ còn 350.000 đ/tạ (giảm khoảng 250.000 đ/tạ). Với giá bán này, nông dân trồng khoai không có lãi, thậm chí bị lỗ. Có nhiều nguyên nhân khiến giá khoai giảm như: tình hình vận chuyển gặp khó, thương lái Trung Quốc thu mua giảm một nửa so với trước.
Ngày 6-6, Công ty Bayer Việt Nam phối hợp cùng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức lễ khánh thành Trung tâm Ứng dụng công nghệ xử lý hạt giống đặt tại trụ sở Viện Lúa ĐBSCL, số 9B, đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Cuối tháng 5 này, thời điểm thanh long tại Bình Thuận đang hạ giá vì được cho là bị ảnh hưởng tình hình biến động của biển Đông thì thông báo của Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam về việc Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất xuất khẩu thanh long sang New Zealand khiến những ai có liên quan đến trái thanh long đều thấy vui.