Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cảnh Giác Giống Cá Chình Nhập Khẩu

Cảnh Giác Giống Cá Chình Nhập Khẩu
Ngày đăng: 22/11/2013

Nghề nuôi cá chình giúp nhiều nông dân ở khu vực bán đảo Cà Mau làm giàu. Do nhu cầu con giống ngày một tăng nên nhiều người đã nhập giống Trung Quốc về bán giá thấp.

KS Phan Văn Hùng, Chi hội Nghề nuôi cá chình VN cho biết: Trung Quốc không có giống cá chình mà phải nhập từ Philippines, Đài Loan, Indonesia... khoảng 5.000 - 6.000 con/kg, sau đó ương cho cá lớn từ 20 - 200 con/kg thì xuất bán qua VN theo đường hàng không.

Cá chình giống nhập từ Philiphines, Đài Loan, Indonesia da màu vàng nhưng đem về Trung Quốc ương dưỡng thì giống chuyển thành màu đen do bị ảnh hưởng của thuốc kháng sinh, khí hậu, nước, đất…

Ông Phan Văn Khanh, người nuôi cá chình ở xã Vĩnh Hải (Vĩnh Châu, Sóc Trăng) khuyến cáo không nên mua cá chình đen, bởi đó là giống ương tại Trung Quốc được nhập về bán rẻ hơn cá chình vàng VN 5.000 - 10.000 đ/con, nhưng nuôi hiệu quả không cao.

"Tôi đã từng mua giống cá chình bông (loại 25 con/kg) ương ở Trung Quốc do một Cty tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng nhập về thả nuôi. Cá không ăn 3 ngày rồi chết hàng loạt, mặc dù đã mời KS Phan Văn Hùng đến cứu", ông Khanh cho biết.

Theo KS Phan Văn Hùng, cá chình Trung Quốc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, ảnh hưởng bởi thức ăn và môi trường nên nuôi chậm lớn, khi bị bệnh rất khó trị hoặc không trị được. Khi thu hoạch khó bán hoặc bán giá thấp.

Hiện tại một số Cty trong nước nhập giống cá chình Trung Quốc chuyển về Sóc Trăng bán cho các đại lý với giá rất thấp hơn. Các đại lý tiếp tục ương dưỡng bán cho người nuôi và thương lái. Giá cá chình thương phẩm cũng đang giảm (khoảng 330.000 đ/kg) là do Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản phải thu hoạch để tránh đông. Với mức giá này thì người nuôi vẫn có lãi nhưng không cao. Chính thiếu kênh thông tin về thị trường, thiếu nhà máy chế biến nên nghề nuôi cá chình thương phẩm của VN chưa bền vững.

KS Hùng phân tích: VN là vùng nhiệt đới có thể nuôi và thu hoạch cá chình quanh năm, người nuôi nên chọn thời điểm có giá mới thu hoạch, vừa dễ bán và bán được giá cao. Nuôi đã khó, bán lại càng khó hơn. Bình quân 1 con cá chình sau 9 tháng thả nuôi, thu hoạch tránh mùa đông thu lãi ròng hơn 100.000 đồng. Nếu bà nuôi bằng thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi thì rất nhanh lớn và hiệu quả càng cao.


Có thể bạn quan tâm

Cấp Giấy Phép Hoạt Động Khai Thác Thủy Sản Cho Chi Hội Nghề Cá Xã Quảng Công (Thừa Thiên Huế) Cấp Giấy Phép Hoạt Động Khai Thác Thủy Sản Cho Chi Hội Nghề Cá Xã Quảng Công (Thừa Thiên Huế)

Việc cấp giấy phép hoạt động khai thác vùng biển cho chi hội nghề cá ven biển xã Quảng Công sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho người dân khai thác, bảo vệ tài nguyên thủy sản vùng biển.

25/03/2014
Vào Khu Quy Hoạch Chăn Nuôi Tập Trung Vẫn Là Cánh Cửa Hẹp Vào Khu Quy Hoạch Chăn Nuôi Tập Trung Vẫn Là Cánh Cửa Hẹp

Đồng Nai có tổng đàn gà trên 11,6 triệu con với 88% chăn nuôi trang trại; đàn heo gần 1,4 triệu con với 60% nuôi trang trại. Những ổ dịch xuất hiện tại Đồng Nai vừa qua đều từ các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ trong khu dân cư. Chăn nuôi hộ gia đình theo kiểu tự phát tuy chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng lại gây ra thiệt hại lớn cho cả ngành chăn nuôi của tỉnh.

25/03/2014
Xây Trạm Bơm Tiền Tỷ Để… Bỏ Hoang Xây Trạm Bơm Tiền Tỷ Để… Bỏ Hoang

Do nằm ven phá Tam Giang, nên 70ha ruộng lúa vùng Thất Tộc của xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Thống Nhất ở xã Quảng Thái (Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) thường xuyên bị ngập úng nặng.

25/02/2014
Làm Giàu Từ Giống Gia Cầm Làm Giàu Từ Giống Gia Cầm

Xã Vũ Trung (Kiến Xương - Thái Bình) được nhiều người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh biết đến bởi đây là một trong những nơi chuyên cung cấp con giống gia cầm lớn. Mỗi năm các trang trại chăn nuôi trong xã cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng triệu con giống gia cầm chất lượng cao.

25/03/2014
Chí Công Vào Mùa Khai Thác Sò Chí Công Vào Mùa Khai Thác Sò

Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.

25/02/2014