Cảnh Giác Giống Cá Chình Nhập Khẩu

Nghề nuôi cá chình giúp nhiều nông dân ở khu vực bán đảo Cà Mau làm giàu. Do nhu cầu con giống ngày một tăng nên nhiều người đã nhập giống Trung Quốc về bán giá thấp.
KS Phan Văn Hùng, Chi hội Nghề nuôi cá chình VN cho biết: Trung Quốc không có giống cá chình mà phải nhập từ Philippines, Đài Loan, Indonesia... khoảng 5.000 - 6.000 con/kg, sau đó ương cho cá lớn từ 20 - 200 con/kg thì xuất bán qua VN theo đường hàng không.
Cá chình giống nhập từ Philiphines, Đài Loan, Indonesia da màu vàng nhưng đem về Trung Quốc ương dưỡng thì giống chuyển thành màu đen do bị ảnh hưởng của thuốc kháng sinh, khí hậu, nước, đất…
Ông Phan Văn Khanh, người nuôi cá chình ở xã Vĩnh Hải (Vĩnh Châu, Sóc Trăng) khuyến cáo không nên mua cá chình đen, bởi đó là giống ương tại Trung Quốc được nhập về bán rẻ hơn cá chình vàng VN 5.000 - 10.000 đ/con, nhưng nuôi hiệu quả không cao.
"Tôi đã từng mua giống cá chình bông (loại 25 con/kg) ương ở Trung Quốc do một Cty tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng nhập về thả nuôi. Cá không ăn 3 ngày rồi chết hàng loạt, mặc dù đã mời KS Phan Văn Hùng đến cứu", ông Khanh cho biết.
Theo KS Phan Văn Hùng, cá chình Trung Quốc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, ảnh hưởng bởi thức ăn và môi trường nên nuôi chậm lớn, khi bị bệnh rất khó trị hoặc không trị được. Khi thu hoạch khó bán hoặc bán giá thấp.
Hiện tại một số Cty trong nước nhập giống cá chình Trung Quốc chuyển về Sóc Trăng bán cho các đại lý với giá rất thấp hơn. Các đại lý tiếp tục ương dưỡng bán cho người nuôi và thương lái. Giá cá chình thương phẩm cũng đang giảm (khoảng 330.000 đ/kg) là do Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản phải thu hoạch để tránh đông. Với mức giá này thì người nuôi vẫn có lãi nhưng không cao. Chính thiếu kênh thông tin về thị trường, thiếu nhà máy chế biến nên nghề nuôi cá chình thương phẩm của VN chưa bền vững.
KS Hùng phân tích: VN là vùng nhiệt đới có thể nuôi và thu hoạch cá chình quanh năm, người nuôi nên chọn thời điểm có giá mới thu hoạch, vừa dễ bán và bán được giá cao. Nuôi đã khó, bán lại càng khó hơn. Bình quân 1 con cá chình sau 9 tháng thả nuôi, thu hoạch tránh mùa đông thu lãi ròng hơn 100.000 đồng. Nếu bà nuôi bằng thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi thì rất nhanh lớn và hiệu quả càng cao.
Related news

Nếu như nhiều hộ dân khác thường có tâm lý coi cây bơ là cây trồng phụ xen trong vườn, rẫy thì chị Nguyễn Thị Mộng Vân ở thôn Đức Thành, xã Đức Mạnh (Đắk Mil - Đắk Nông) lại có cái nhìn khác.

Bà Hồ Thị Thùy (thôn Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi) cho biết: Dưa hấu ít chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế gấp 3 lần so với trồng các loại cây trồng khác. Năm nay nhà tôi trồng 5 sào dưa hấu, năng suất khoảng 1,2 tấn/sào, với giá 8.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đã cho lãi ròng 30 triệu đồng.

Sau 2 năm rưỡi chăm sóc, vườn cam của ông cho thu hoạch lứa đầu tiên bán được 170 triệu đồng. Ông Tiến cho biết: “Vườn cam của tôi đã được 2 năm rưỡi, tôi để trái bán cũng được 4-5 tấn, giá 17.000 đồng/kg. Tôi ước năng suất năm tới khoảng hơn 10 tấn, với giá như hiện nay thì tôi lời khoảng 100 triệu”.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm qua việc sản xuất thanh long đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, trong năm 2013 và đầu năm 2014, giá cả thanh long tăng cả chính vụ và trái vụ (giá bình quân chính vụ năm 2013 là 13.273 đồng/kg, trái vụ 17.210 đồng/kg).

Một giải pháp mang lại hiệu quả cao không thể không nhắc tới, đó là Hội Nông dân huyện Đức Linh đã chủ động phối hợp với các ngành tổ chức các mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, cung ứng cây, con giống nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hội viên nông dân có cùng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực để hợp tác.