Cá anh vũ Campuchia ươn thối về Việt Nam làm đặc sản
Thời gian gần đây, cá anh vũ có nguồn gốc từ Campuchia đang được vận chuyển, tiêu thụ tại Việt Nam với số lượng khá lớn.
Theo ông Nguyễn Minh Tuệ, Giám đốc Marketing một công ty thực phẩm, cá anh vũ được đánh bắt tại Campuchia, có giá khoảng 120.000 đồng/kg. Không được sơ chế, cá được bảo quản thô sơ bằng đá và vận chuyển bằng xe máy qua 60-70km đường rừng để về Đức Cơ (Gia Lai).
Sau đó, khách hàng từ TP.HCM, Hà Nội bay vào Pleiku (Gia Lai) sau đó đến Đức Cơ chọn mua loại cá này. Khi đó, cá mới được sơ chế (mổ bỏ ruột) để tiếp tục cấp đông, vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường hàng không vào sâu trong nội địa.
Ông Tuệ tiết lộ, tại Đức Cơ, khách hàng chỉ mua cá anh vũ Campuchia với giá 200.000 đồng/kg, ra đến thị trường, giá cá vào tầm khoảng 300.000 - 350.000 đồng/kg.
Cá anh vũ Campuchia
Nhưng, khi vào đến nhà hàng, giá cá có thể đội lên từ 800.000 tới cả triệu đồng một ký, bởi khách hàng khó có thể phân biệt được nguồn gốc của loài cá này. Chưa kể, các loại tương tự như cá anh vũ cũng có nhiều.
Vì bảo quản không đúng cách nên chất lượng cá anh vũ Campuchia được đánh bắt tại thượng nguồn sông Mê kông kém xa so với cá anh vũ được đánh bắt tại sông Sesan Tây Nguyên, càng không thể so sánh với cá anh vũ sông Bạch Hạc, ông Tuệ cho hay.
“Thậm chí, có lần tôi nhập một chuyến cá anh vũ Campuchia về bán thử, có 3 con thì 2 con đảm bảo yêu cầu, 1 con khách hàng phàn nàn về mùi vị nên từ đó tôi không dám mua hàng từ nguồn này nữa”, ông nói.
Anh vũ là loại cá lớn, ăn nhiều, đặc biệt là rong rêu. Nếu không sơ chế bỏ ruột trước khi cấp đông, cá sẽ bị thối từ trong ra ngoài. Thế nên, có những con cá khi mổ ra đã thối từ xương.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nguồn cá anh vũ với chất lượng khác nhau lẫn lộn. Chính vì vậy, nếu khách không tường tận về con cá này sẽ không hiểu tại sao giá cá lại chênh lệch nhau như vậy. Ông Tuệ lưu ý, nếu ăn tại các nhà hàng hải sản dọc đường, nhất là ở khu vực phía Nam, rất có thể khách ăn nhầm cá anh vũ chất lượng kém có nguồn gốc từ Campuchia.
Cá anh vũ Campuchia được ướp thô sơ bằng đá, vận chuyển qua quãng đường dài nên chết hết
Sau đó chúng được bảo quản... trong chiếc tủ cấp đông to, dài đến 4m
Con cá này rất nhanh chết nên việc sơ chế thủ công đã làm cá suy giảm chất lượng, về đến Việt Nam cá khô cháy, mất hết nhớt, thậm chí còn bị ươn thối.
Khi có khách đến mua, cá mới được rã đông
Rồi vứt đống trên mặt đất như thế này
Sau đó, cá anh vũ mới dược đưa vào sơ chế
Moi bỏ ruột Cá anh vũ có khá to, ăn nhiều rong rêu nên ruột của chúng khá nhiều. Nếu không mổ ra bỏ sớm sẽ bị thối, ảnh hưởng đến chất lượng cá.
Có thể bạn quan tâm
Bất chấp lời khuyến cáo của các cơ quan chức năng về việc hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng, nông dân vùng Đồng Tháp, An Giang đã đầu tư, chuyển diện tích trồng lúa, nuôi cá tra, tôm càng xanh... sang nuôi loại thủy sản này vì lợi nhuận cao.
Nhận được tin báo, lúc 10g 20 phút ngày 24/7/2014, đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở làm tôm của ông Đinh Hữu Điền (ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức- Long Hồ - Vĩnh Long) phát hiện hơn 30 nhân viên đang trực tiếp bơm tạp chất (gồm thạch rau câu và một bịch bột màu trắng không nhãn mác) vào tôm để tăng trọng lượng.
Hơn 2 năm mày mò tự nghiên cứu, anh Vũ Quốc Đạt, thôn Nho Quan, xã Tam Đa (Sơn Dương - Tuyên Quang) đã sáng chế thành công máy ấp trứng nhiệt sinh học sử dụng nguồn nhiệt từ hầm biogas, tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ.
Hiện nay chăn nuôi gia súc nhai lại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phát triển rất nhanh, đặc biệt là đàn bò sữa chiếm khoảng 4.700 con, do đó nhu cầu thức ăn xanh cung cấp cho chăn nuôi là rất lớn. Đặc biệt khi dự án phát triển đàn bò sữa toàn tỉnh lên 17.000 con năm 2020 và sản lượng sữa đạt 23.000 tấn thì nhu cầu cỏ cho chăn nuôi càng bức thiết hơn.
Đã qua, người trồng mía trong tỉnh Cà Mau lao đao vì giá mía giảm. Đã vậy, họ còn bị nhà máy đường Thới Bình tính chữ đường thấp, làm cho nhiều hộ nông dân không còn mặn mà với cây mía. Diện tích trồng mía vì vậy ngày càng thu hẹp.