Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh Đồng Tôm Lớn Hướng Đến VietGAP

Cánh Đồng Tôm Lớn Hướng Đến VietGAP
Ngày đăng: 26/08/2014

Nuôi tôm quảng canh cải tiến theo mô hình cánh đồng tôm lớn đang được nhân rộng ở huyện Cái Nước (Cà Mau) mang lại hiệu quả cao.

Bình quân, mỗi vụ tôm từ 3 - 4 tháng người nuôi đạt lợi nhuận trên dưới 40 triệu đồng/ha.

Từ quảng canh đến quảng canh cải tiến

Tỉnh Cà Mau có thế mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm. Tuy nhiên, năng suất còn thấp do nuôi quảng canh truyền thống là chủ yếu. Để tăng năng suất, hiệu quả nuôi tôm, Trung tâm KN-KN tỉnh đã triển khai mô hình cánh đồng tôm lớn tại huyện Cái Nước.

Mô hình cánh đồng tôm lớn đầu tiên được thử nghiệm tại ấp Rạch Mũi, xã Phú Hưng với 30 hộ nông dân tham gia trên diện tích 30 ha. Đến nay, mô hình này đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và được nông dân hưởng ứng.

Ông Trương Chí Nguyễn, một hộ dân làm trong Tổ hợp tác ấp Rạch Mũi cho biết: "Tham gia mô hình cánh đồng tôm lớn mọi người cùng nhau làm đồng loạt từ việc xử lý vuông nuôi, thả giống, xử lý hóa chất, thả dặm thêm tôm nên hạn chế được dịch hại. Đặc biệt, được cán bộ kỹ thuật khuyến nông thường xuyên xuống hướng dẫn".

“Năm rồi gia đình làm 2 vụ tôm trên diện tích 1 ha thu được hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 80 triệu. Do chi phí nuôi tôm quảng canh cải tiến chủ yếu chỉ đầu tư con giống và cải tạo ao đầm khoảng 15 triệu đồng/ha”, ông Nguyễn nói.

Về kỹ thuật nuôi, ông Nguyễn chia sẻ: "Nuôi tôm quảng canh cải tiến theo quy trình trong cánh đồng tôm lớn muốn thành công cần chú trọng cải tạo ao đầm, kiểm soát chất lượng con giống. Thêm bí quyết để thành công chính là sử dụng men vi sinh hợp lý. Cụ thể, khi tôm còn nhỏ dưới 2 tháng tuổi, sử dụng vi sinh định kỳ từ 10 - 15 ngày/lần. Sau 2 tháng tuổi, dùng 1 lần/tuần giúp cải tạo môi trường (phân hủy thức ăn, chất thải và diệt khí độc)".

Sau khi thử nghiệm thành công ở Tổ hợp tác ấp Rạch Mũi, Trung tâm KN-KN kết hợp cùng Phòng NN-PTNT huyện Cái Nước tiếp tục phổ biến mô hình này tại xã Đông Hưng trên diện tích 65 ha, với 57 hộ tham gia.

Ông Đoàn Văn Chính, Phó phòng NN-PTNT huyện Cái Nước cho biết: "Mô hình dễ làm, chi phí chỉ 15 triệu đồng/ha/năm, nhưng thu nhập khoảng 80 triệu đồng/ha/năm. Nuôi quảng canh cải tiến không đầu tư cao như nuôi công nghiệp mà năng suất hiệu quả hơn nuôi truyền thống. Huyện Cái Nước hiện có khoảng 9.000 ha nuôi tôm quảng canh, trong thời gian tới sẽ phát triển nhân mạnh mô hình quảng canh cải tiến".

Tiến lên VietGAP

Từ những thành công ban đầu, Trung tâm KN-KN tỉnh đã kết hợp cùng Ngân hàng Thế giới, triển khai cho 4 hộ trong Tổ hợp tác Rạch Mũi nuôi tôm quảng canh cải tiến theo tiêu chuẩn VietGap. Kết quả mang lại thành công ngoài sự mong đợi, năng suất tăng gấp 1,5 lần nuôi theo cách cũ.

Ông Lâm Văn Tính (53 tuổi), một hộ dân ở Rạch Mũi được chọn làm thử nghiệm nuôi tôm VietGAP (SX nông nghiệp tốt) nói: “Trước đây khi chưa được phổ biến kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến, người dân vùng này nuôi theo hướng truyền thống năng suất rất thấp. Đến nay bà con đã khá hơn nhờ nuôi tôm quảng canh cải tiến. Khi làm theo tiêu chuẩn VietGAP còn trúng hơn, năng suất tăng cao hơn so với nuôi quảng canh”.

Ông Tính nuôi theo chuẩn VietGAP 1 ha, vụ thu hoạch vừa qua thu được 400 kg tôm sú, giá từ 200 - 250 ngàn đồng/kg tùy loại. Sau khoảng 4 tháng nuôi lợi nhuận 60 - 70 triệu đồng. Các hộ nuôi VietGAP còn lại không hề thua kém về năng suất.

Sau khi cho thực nghiệm nuôi quảng canh cải tiến theo tiêu chuẩn VietGAP 4 ha tại xã Phú Hưng, vừa qua Trung tâm KN-KN cùng Phòng NN-PTNT huyện Cái Nước tổ chức hội thảo đánh giá mô hình. Kết quả được khẳng định thành công, mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn nuôi truyền thống khoảng 3 - 4 lần và nuôi quảng canh cải tiến 1,5 lần.

Ông Nguyễn Trần Thức, GĐ Trung tâm KN-KN Cà Mau cho biết: "Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước với 265.000 ha. Trong đó, có 7.800 ha nuôi tôm công nghiệp và một số diện tích đang phát triển nuôi quảng canh cải tiến. Diện tích còn lại phần lớn nuôi tôm quảng canh nên năng suất không cao. Trung tâm đang kết hợp với Phòng NN-PTNT các huyện phổ biến mô hình nuôi quảng canh cải tiến trong cánh đồng tôm lớn, hướng đến VietGAP để phát triển bền vững hơn".


Có thể bạn quan tâm

Giàu nhờ nuôi lươn Giàu nhờ nuôi lươn

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng diện tích đất trống cạnh nhà, xây dựng bể xi măng để thực hiện thành công mô hình nuôi lươn cho thu nhập khá.

25/08/2015
Đề xuất 14 mô hình bảo hiểm cây cà phê Đề xuất 14 mô hình bảo hiểm cây cà phê

Tại Đăk Lăk, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp tỉnh Đăk Lăk vừa tổ chức hội thảo đề xuất mô hình bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê. Ông Trần Công Thắng - Phó Viện trưởng đề xuất có 14 mô hình bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê như- mục tiêu bảo hiểm, rủi ro, địa bàn, quyền lợi, năng suất, phạm vi, giá trị...

25/08/2015
Rót vốn xuống sông Gâm nuôi cá Rót vốn xuống sông Gâm nuôi cá

Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp hàng chục hộ ND mở rộng quy mô nuôi cá lồng dọc sông Gâm, thuộc thị trấn Na Hang, huyện Na Hang (Tuyên Quang). Đến nay, các hộ vay vốn đều đã có thu nhập ổn định, có của ăn của để.

25/08/2015
Cá linh non 200.000 đồng/kg Cá linh non 200.000 đồng/kg

Đang vào đầu mùa lũ, các luồng đáy ở đầu nguồn chạy dính cá linh non, nhưng số lượng không nhiều nên giá rất đắt.

26/08/2015
Thêm 15 ngàn con tôm sú giống cho phá Tam Giang Thêm 15 ngàn con tôm sú giống cho phá Tam Giang

Ngày 23/8, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND thị trấn Phú Đa (Phú Vang) và Chi hội Nghề cá Thủy Định tổ chức thả 15 ngàn tôm sú giống tại Khu bảo vệ thủy sản Vũng Bùn (thị trấn Phú Đa), góp phần bảo vệ NLTS trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

26/08/2015